Đánh giá nhu cầu và đề xuất xây dựng năng lực hỗ trợ giáo dục học sinh khó khăn đặc thù về đọc, viết & toán thuộc Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP)

03 tháng 04/2021

 

Đánh giá nhu cầu và đề xuất xây dựng năng lực hỗ trợ giáo dục học sinh khó khăn đặc thù về đọc, viết & toán thuộc Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP)

Chủ trì nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Thời gian thực hiện: Tháng 9/2015 – 6/2017

  1. Mục tiêu nghiên cứu
    1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng học tập của học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và toán; Thực trạng hỗ trợ giáo dục các học sinh tại vùng Dự án SEQAP từ đó đề xuất Chương trình bồi dưỡng năng lực giáo dục học sinh có khó khăn học tập đặc thù tương ứng.
    2. Mục tiêu cụ thể
  • Xây dựng bộ công cụ đánh giá sàng lọc và đánh giá đặc điểm của học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và toán.
  • Xây dựng bộ công cụ khảo sát thực trạng dạy học và hỗ trợ giáo dục học sinh khó khăn học tập đặc thù.
  • Đánh giá mức độ phổ biến của học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và toán ở các trường tiểu học thuộc Chương trình SEQAP.
  • Đánh giá thực trạng hỗ trợ giáo dục học sinh có khó khăn học tập đặc thù và nhu cầu xây dựng năng lực cho các nhà trường hỗ trợ giáo dục những học sinh này.
  •  Đề xuất Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm hỗ trợ giáo dục cá nhân cho học sinh có khó khăn học tập đặc thù.
  1. Các nội dung nghiên cứu chính

2.1. Đánh giá được mức độ phổ biến (tỉ lệ %) và nhu cầu hỗ trợ giáo dục của học sinh khuyết tật học tập (đọc, viết và tính toán) ở các trường tiểu học thuộc Chương trình SEQAP Đánh giá được thực trạng giảng dạy/hỗ trợ giáo dục học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và tính toán; Nhu cầu xây dựng năng lực của giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giảng dạy/hỗ trợ giáo dục học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và tính toán thuộc Chương trình SEQAP;

2.2. Xây dựng Chương trình bồi dưỡng CBQL và GV về Dạy học và Giáo dục học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và tính toán (dự thảo);

2.3. Xây dựng đề xuất cho Kế hoạch hành động tiếp theo cho cán bộ quản lí và giáo viên hỗ trợ học sinh có khó khăn đặc thù về đọc, viết và tính toán hoàn thiện sẵn sàng để trình lãnh đạo Bộ GD & ĐT và dự án SEQAP.

  1. Kết quả nghiên cứu
    1.  Tại các trường khảo sát, có khoảng từ 5 đến 8% học sinh qua sàng lọc được xác định có khó khăn học tập ở một hoặc nhiều hơn một trong số các kĩ năng học tập cốt lõi gồm đọc, viết và toán.
    2.  Trong khi các giáo viên và nhà trường đơn thuần chỉ ra rằng có tỉ lệ nhất định các học sinh luôn có kết quả học tập yếu, kém và phần nhiều được cho là do thiếu nỗ lực và sự quan tâm học tập, thì thực tế nghiên cứu đã cho thấy hạn chế của các em này dường như là các đặc điểm đặc thù, cố hữu cho dù không bị thiếu điều kiện hoặc tập, cũng không mắc khuyết tật trí tuệ hay khuyết tật giác quan. Khó khăn đặc thù về đọc đặc trưng ở sự chậm trễ về tốc độ đọc thành tiếng, mắc nhiều lỗi đọc và hạn chế hiểu văn bản. Khó khăn đặc thù về viết biểu hiện tập trung ở hạn chế kĩ năng viết tay, tạo chữ và tạo lập văn bản. Khó khăn về toán biểu hiện tập trung ở hạn chế trong hiểu các khái niệm toán học, thực hiện các thao tác với phép tính và giải quyết các vấn đề đòi hỏi tư duy về số học, đặc biệt trong giải quyết vấn đề có liên quan đến toán lời văn. Những khó khăn học tập đặc thù vừa nêu có thể xuất hiện cục bộ hoặc đồng thời ở các cá nhân học sinh.
    3.  Hiện tại, các giáo viên, nhà trường và phụ huynh có nhiều lo ngại với hiện tượng học sinh khó khăn học tập đặc thù. Đã có những nỗ lực bước đầu, đơn lẻ ở các hoạt động dạy phụ đạo, giảm nhẹ yêu cầu học tập, thông báo và phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh chưa có được sự nhận thức thấu đáo, khách quan về hiện tượng khó khăn học tập đặc thù, cũng như chưa có các phương pháp và kĩ thuật hỗ trợ giáo dục đặc hiệu với các học sinh có khó khăn này. Vì vậy, sự giải thích và giải quyết vấn đề thường không hiệu quả và trong nhiều trường hợp đưa đến thái độ và hành động tiêu cực như chê trách, đổi lỗi hoặc thả nổi.
    4.  Sau nghiên cứu thực tiễn, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, trực tiếp là Nhóm nghiên cứu, đã tổ chức các Hội thảo chuyên gia để bàn bạc, tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề. Kết quả nổi bật là đã đề xuất được khung chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục về Hỗ trợ giáo dục học sinh có khó khăn học tập đặc thù.
  2. Các sản phẩm chính của đề tài nhiệm vụ.

4.1. Báo cáo xác định mức độ phổ biến (tỉ lệ %) và nhu cầu hỗ trợ giáo dục của học sinh khuyết tật học tập đạc thù (đọc, viết và tính toán) ở các trường tiểu học thuộc Chương trình SEQAP thực trạng giảng dạy/hỗ trợ; Nhu cầu xây dựng năng lực của giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giảng dạy/hỗ trợ giáo dục học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và tính toán thuộc Chương trình SEQAP, làm cơ sở cho việc đề xuât Chương tình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí về dạy học và giáo dục học sinh khó khăn đặc thù về đọc, viết, tính toán.

4.2. Các bộ công cụ:

  • Bộ công cụ đánh giá nhanh (sàng lọc) phát hiện học sinh khó khăn về đọc, viết và tính toán đầu lớp 2 và lớp 5 sẵn sàng cho đánh giá tại các vùng SEQAP;
  • Bộ công cụ đánh giá đặc điểm  học sinh có nghi ngờ khó khăn về đọc, viết và tính toán đầu lớp 2 và lớp 5 sẵn sàng cho đánh giá tại các vùng SEQAP;
  • Bộ công cụ đánh giá thực trang dạy và hỗ trợ của giáo viên và cán bộ quản lí cho học sinh có nghi ngờ khó khăn về đọc, viết và tính toán đầu lớp 2 và lớp 5 sẵn sàng cho đánh giá tại các vùng SEQAP;
  • Ba bộ công cụ phỏng vấn gồm: a) Phỏng vấn giáo viên; b) Phỏng vấn CBQL; c) Phỏng vấn cha mẹ học sinh khuyết tật học tập sẵng sàng cho khảo sát

4.3. Chương trình bồi dưỡng CBQL và GV về Dạy học và Giáo dục học sinh có khó khăn học tập đặc thù về đọc, viết và tính toán (dự thảo).

4.4. Đề xuất Kế hoạch hành động tiếp theo.

4.5. Hai công trình công bố trên Tạp chí Giáo dục

4.6. Tin bài trên báo: Giáo dục & Thời đại, báo Dân Trí

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới