- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 1,208
- 1,639
- 1,639
- 146,341
- 2,201,445
Bảo vệ Nhiệm vụ cấp Bộ “Nghiên cứu luận cứ khoa học về sắp xếp các cơ sở giáo dục chuyên biệt và Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật”
05 tháng 01/2022
Ngày 5/1/2022, tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam số 101 Trần Hưng Đạo, Nhiệm vụ cấp Bộ “Nghiên cứu luận cứ khoa học về sắp xếp các cơ sở giáo dục chuyên biệt và Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật” đã được tiến hành nghiệm thu cấp cơ sở.
Nhiệm vụ do PGS.TS Lê Văn Tạc, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia làm chủ nhiệm, thực hiện trong 18 tháng từ 7/2020 đến 12/2021.
Mục tiêu của Nhiệm vụ là xây dựng được luận cứ khoa học về sắp xếp các cơ sở giáo dục chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật với các mục tiêu cụ thể: 1) Xây dựng được cơ sở lý luận về sắp xếp các cơ sở giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật; 2) Đánh giá được thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay; 3) Đề xuất được các giải pháp về cơ chế chính sách để quản lý và thực hiện có hiệu quả sắp xếp các cơ sở giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ bao gồm: 1) Xây dựng được cơ sở lý thuyết về sắp xếp; 2) Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục người khuyết tật và sắp xếp cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; 3) Đánh giá được thực trạng các cơ sở giáo dục chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; 4) Đề xuất mô hình tối ưu của cơ sở giáo dục chuyên biệt và trung tâm; 5) Phân tích điểm mạnh, hạn chế, bối cảnh, thời cơ và thách thức đối với giáo dục người khuyết tật và sắp xếp cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm; 6) Đề xuất 02 mô hình sắp xếp cơ sở giáo dục chuyên biệt và trung tâm cùng các giải pháp thực hiện; 7) Phân tích các chính sách giáo dục người khuyết tật và đề xuất các chính sách đối với người khuyết tật.
Nhiệm vụ có những tác động cụ thể đối với từng lĩnh vực cụ thể. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà quản lý xây dựng phương án sắp xếp các cơ sở giáo dục chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập ở Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị sử dụng sản phẩm nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xây dựng và hoạch định chính sách liên quan đến giáo dục người khuyết tật, nhà giáo cũng như các chính sách của ngành. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan, kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho công tác sắp xếp các cơ sở giáo dục chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và xây dựng phương án phát triển nguồn nhận lực cho các địa phương. Đối với phát triển kinh tế - xã hội, kết quả nghiên cứu đóng góp chung vào công tác sắp xếp, góp phần thực hiện quyền được giáo dục của người khuyết tật.
Tác giả: Th.S Trịnh Thị Thu Thanh