DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG QUYỀN TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI MIỀN TRUNG 2023-2025

16 tháng 10/2023

Nằm trong chuỗi dự án “Tăng cường quyền tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật dựa vào cộng đồng tại miền Trung 2023-2025” do tổ chức KOICA và Medipeace tài trợ. Trong hai ngày 14-15/10/2023, tại trường Chuyên biệt Tương Lai – Đà nẵng đã tổ chức khoá tập huấn với chủ đề “PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN”.

Media/1_TH1058/Images/babbbf21-b/m.png

Buổi tập huấn được trình bày bởi ThS. Nguyễn Trọng Dần với nội dung nhấn mạnh đến các phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh rối loạn phát triển. Tại buổi tập huấn giảng viên cũng chỉ ra những khó khăn khi chơi cùng trẻ rối loạn phát triển, đánh giá trẻ về mức độ chơi và mức độ tham gia, mức độ ngôn ngữ. Cùng với đó giảng viên đã đưa ra các chiến lược chơi tương tác với trẻ. Trong quá trình tập huấn Giảng viên đã kết hợp phần lý thuyết, phân tích, ví dụ và các video làm mẫu thực tế, giúp học viên dễ dàng theo dõi và áp dụng trong công việc hằng ngày với trẻ có rối loạn phát triển.

  • Kĩ năng quan sát hứng thú, khó khăn của trẻ;
  • Sắp xếp môi trường tạo cơ hội giao tiếp;
  • Lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi;
  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mức độ phát triển của trẻ;
  • Kĩ năng lựa chọn mục tiêu phù hợp với mức độ của trẻ;
  • Từng bước tăng mức độ chơi, mức độ tham gia của trẻ để phát triển khả năng tương tác và ngôn ngữ;
  • Kĩ năng làm việc cùng trẻ trong các hoạt động sinh hoạt và vui chơi hằng ngày nhằm tăng cường kĩ năng tương tác, luân phiên, ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ diễn đạt;
  • Kĩ năng và thực hành tổ chức một số trò chơi nhóm.
Media/1_TH1058/Images/c3c21779-9/h.png

Giảng viên thực hành các chiến lược chơi tương tác với trẻ

rối loạn phát triển.

Mục tiêu của buổi tập huấn giúp cho giáo viên có các kĩ năng chơi tương tác với trẻ có rối loạn phát triển như trẻ rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý, khuyết tật trí tuệ hoặc chậm nói đơn thuần. Từ các kĩ năng trên, giáo viên xây dựng các nền tảng của phát triển ngôn ngữ tiền lời nói như chú ý chung, luân phiên, lần lượt, chờ đợi và hiểu biết của trẻ nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp sớm, phát triển tương tác xã hội cho trẻ có hoặc có nguy cơ rối loạn phát triển.

Media/1_TH1058/Images/104c2d43-e/b.png

Hình ảnh tập thể giáo viên trường Chuyên Biệt Tương lai - Đà Nẵng chụp ảnh lưu niệm cùng giảng viên và nhà tài trợ.

Sau khoá tập huấn giáo viên đã nhận biết được nhiều kỹ năng như kỹ năng chơi luân phiên, kĩ năng chờ đợi, kỹ năng bắt chước, kỹ năng khen ngợi, và nhiều kỹ năng chơi khác để áp dụng trong quá trình can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm nhằm tăng hiệu quả can thiệp.

                                                                                                    Người viết

Giáo viên: Lê Duy Thiện

n.

 

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới