Hỗ trợ thực hiện phần mềm “ Quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật Việt Nam” tại Vĩnh Phúc

27 tháng 11/2022

Thực hiện chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, với mục tiêu hỗ trợ giám sát việc thu thập thông tin về quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhằm kiểm tra độ tin cậy của các thông tin thu thập và nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương về thu thập, nhập dữ liệu thông tin về quản lý giáo dục người khuyết tật, từ đó điều chỉnh phần mềm và tài liệu hướng dẫn thực hiện thu thập số liệu cho phần mềm “Quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật Việt Nam”, đoàn công tác gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực: giáo dục đặc biệt, lao động thương binh xã hội, y tế và công nghệ thông tin đã làm việc tại tỉnh Đồng Tháp trong 3 ngày từ 22/11/2022 đến 24/11/2022.

Media/1_TH1058/Images/z3907846994063-7d423e1b64eb9722a75b83b733feec78.jpg

Hoạt động thử nghiệm được tiến hành tại 05 trường Mầm non, 06 trường tiểu học, 04 trường THCS. Tại mỗi đơn vị trường Đoàn đã tiến hành:

  • Nhận diện và thu thập thông tin về người khuyết tật của cán bộ địa phương;
  • Kiểm tra độ tin cậy của các thông tin thu thập từ cán bộ địa phương:
  • Báo cáo về số liệu trong công tác Giáo dục Người khuyết tật;
  • Hệ thống dữ liệu thô của đơn vị về quản lý giáo dục người khuyết tật;
  • Hệ thống dữ liệu lưu trữ từ các báo cáo, bản cứng có xác nhận trong 3 năm: 2019, 2020,2021.
  • Hệ thống dữ liệu điện tử trên phần mềm đã nhập sau tập huấn thử nghiệm;
  • Kế hoạch và những thuận/lợi khó khăn của đơn vị trong quá trình thực hiện phần mềm “Quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật Việt Nam”.

Tại địa bàn cấp xã, số liệu thống kê về người khuyết tật trong độ tuổi đi học trong và ngoài nhà trường được rà soát, đồng thời cũng tiến hành rà soát đối chiếu về thông tin người nghi ngờ khuyết tật trong độ tuổi đi học giữa cơ sở giáo dục cung cấp và đánh giá của nhóm chuyên gia.

Từ những hoạt động hỗ trợ giám sát cho thấy: 1) Đối với người khuyết tật đã được cấp giấy xác nhận khuyết tật: Để có được cơ sở dữ liệu chính xác nhập trên phần mềm cần có sự phối hợp của cơ sở giáo dục và bộ phận phụ trách lao động hương binh xã hội trên địa bàn; 2) Đối với nhóm nghi ngờ khuyết tật: Việc phối hợp giữa chuyên gia giáo dục đặc biệt và chuyên gia y tế sẽ giúp cho công tác xác định hiệu quả hơn.

Sau khi rút kinh nghiệm từ đợt hỗ trợ giám sát, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện việc rà soát và cập nhật dữ liệu lên phần mềm trước ngày 5/12/2022.

Dưới đây là một số hình ảnh trong chuyến công tác và làm việc tại Vĩnh Phúc.

Media/1_TH1058/Images/z3907846958295-8a13230223fd479025e92ebd18963520.jpg

 

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới