HỘI THẢO CHUNG TAY MANG SÁCH GIÁO KHOA ĐẾN VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT NHÌN

05 tháng 10/2024

Ngày 6 tháng 8 năm 2024, nhằm vận động sự hỗ trợ để hình thành thư viện sách chữ nổi Braille dành cho học sinh khuyết tật nhìn, Hội Người Mù Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE) và Hiệp hội Vì Giáo Dục Cho Mọi Người Việt Nam (VAEFA) tổ chức Hội thảo “CHUNG TAY MANG SÁCH GIÁO KHOA ĐẾN VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT NHÌN” tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện các đơn vị, tổ chức, Quỹ Bảo trợ trẻ em, các tập đoàn, nhà xuất bản, các nhà nghiên cứu, giáo viên và đại diện cha mẹ, học sinh khuyết tật nhìn và các đơn vị truyền thông đưa tin Hội thảo. Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam khẳng định: Học sinh khuyết tật nhìn là đối tượng học sinh khó tiếp cận sách giáo khoa do đặc thù dạng tật. Việc trang bị đầy đủ sách giáo khoa sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh khuyết tật nhìn ở nhiều cấp học.

Bà Trần Thị Thư, đại diện Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia đã có bài trình bày tập trung đến ba vấn đề chính.

Thứ nhất Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm nhiều bộ sách giáo khoa, nhu cầu kinh phí thực hiện tăng và cơ chế kinh phí làm sách giáo khoa chữ nổi chưa thuận lợi tạo ra nhiều lỗ hổng và thách thức;

Thứ hai, số lượng học sinh khuyết tật nhìn có nhu cầu sử dụng sách giáo khoa chữ nổi khoảng 11.000 học sinh. Trong đó, số lượng lớn học sinh chưa được đáp ứng về đồ dùng, sách giáo khoa để đi học;

Thứ ba, mặc dù đã có 03 văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc yêu cầu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm làm đủ sách giáo khoa chữ nổi trong năm 2025 đáp ứng nhu cầu của học sinh khuyết tật nhìn. Tuy nhiên, khối lượng công việc quá lớn và cần sự chung tay của các tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Bên cạnh đó, các đại biểu đại diện Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục có học sinh khuyết tật nhìn, đại diện cha mẹ học sinh và học sinh khuyết tật nhìn cũng đã phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của sách giáo khoa chữ nổi trong quá trình học tập suốt đời của học sinh.

Kết luận Hội thảo nhấn mạnh rằng Thư viện lưu động sách giáo khoa chữ nổi cho học sinh khuyết tật nhìn giúp đảm bảo tiếp cận công bằng đối với học sinh khuyết tật nhìn; Thư viện là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự tham gia của nhiều bên liên quan. Việc xây dựng và phát triển thư viện cần sự chỉ đạo và chung tay của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân.

Một số hình ảnh của hội thảo:

Media/1_TH1058/Images/454290126-1072459698218681-7022046268071708498-n.jpg
Media/1_TH1058/Images/454290075-1072459704885347-2521476008905117183-n.jpg
Media/1_TH1058/Images/454052843-1072459691552015-406166551936716561-n.jpg

Nguyễn Thị Hằng

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới