- KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ TẬP HUẤN SỬ DỤNG SÁCH DỄ TIẾP CẬN CHO HỌC SINH CÓ KHUYẾT TẬT NHÌN
- KÊU GỌI ỦNG HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI KHUYẾT TẬT NHÌN
- NHẬN TÀI TRỢ MÁY IN NHIỆT CHỮ NỔI CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NHÌN
- Chương trinh tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật nhìn
- HỘI THẢO GÓP Ý, HOÀN THIỆN TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN GIÁO DỤC HỌC SINH KHUYẾT TẬT NHÌN
- KHẢO SÁT ĐẦU VÀO PHA 2 DỰ ÁN ANGEL’S HAVEN TẠI VIỆT NAM
- 3,061
- 2,899
- 9,621
- 109,639
- 2,303,120
HỘI THẢO GÓP Ý, HOÀN THIỆN TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN GIÁO DỤC HỌC SINH KHUYẾT TẬT NHÌN
30 tháng 12/2024
Ngày 23/12/2024, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục đặc biệt quốc gia đã trình bày Dự thảo tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật nhìn. Hội thảo có sự tham gia của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học, cán bộ quản lý và giáo viên của các trường có học sinh khuyết tật nhìn đang học như Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu tp Hồ Chí Minh, Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng, Trung tâm Hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Thái Nguyên…
Tại Hội thảo, Tiến sĩ Trần Thị Thư, trường phòng Giáo dục Người khuyết tật nhìn và đa tật, Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia đã thay mặt nhóm soạn thảo trình bày những điểm nổi bật của Tài liệu.
Ảnh 1: TS Tạ Ngọc Trí phát biểu khai mạc Hội thảo
Tài liệu Giáo dục kĩ năng đặc thù cho học sinh khuyết tật nhìn được xây dựng cho đối tượng học sinh ở mức độ mù và nhìn quá kém. Những học sinh này có những khó khăn đặc thù và cũng có nhiều khả năng tiềm ẩn riêng. Những khó khăn đặc thù, khả năng và nhu cầu của học sinh phải được tính đến và là một căn cứ quan trọng trong định hướng xây dựng chương trình.
Nội dung kĩ năng đặc thù được xây dựng trên quan điểm tập trung vào người học, đáp ứng nhu cầu người học trên cơ sở cung cấp những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực và phù hợp với lứa tuổi; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khuyết tật nhìn trong các hoạt động. Tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của học sinh (mức độ suy giảm thị lực, khả năng sử dụng thị lực chức năng, đặc điểm bệnh lý và nhu cầu của từng học sinh) trang bị các kĩ năng đặc thù ở các nhóm kĩ năng và mức độ, tốc độ thực hiện khác nhau.
Nội dung kĩ năng đặc thù được thực hiện xuyên suốt từ mầm non đến trung học phổ thông với 3 nhóm kĩ năng chính: kĩ năng sử dụng chữ nổi Braille, kĩ năng định hướng di chuyển và kĩ năng sống hàng ngày và được phân tầng 3 cấp độ: mầm non, tiểu học và trung học (bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông). Nội dung chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm, phát triển theo các cấp độ tăng dần từ dễ đến khó, từ hẹp đến rộng, từ cụ thể đến khái quát.
Ảnh 2: Các nhà khoa học, cán bộ quản lý và giáo viên tại Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, các nhà nghiên cứu, chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao giá trị khoa học, mức độ cần thiết của Tài liệu trong các cơ sở giáo dục có học sinh khuyết tật nhìn đang học, đồng thời đã có nhiều góp ý giá trị để nhóm soạn thảo tiếp tục hoàn thiện Tài liệu trước khi công bố rộng rãi trên toàn quốc.
Nguyễn Thị Hằng