- Người Khuyết Tật ở Việt Nam: Hành Trình Vượt Qua khó khăn và Khát Vọng Hòa Nhập
- Tham gia Giải thể thao truyền thống của Công đoàn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
- KHAI GIẢNG KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VỀ GIÁO DỤC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN TỈNH BÌNH PHƯỚC
- LỄ TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- HOẠT ĐỘNG THAM QUAN TRẢI NGHIỆM TẠI KHU TRANG TRẠI GIÁO DỤC CÁNH BUỒM XANH
- KHAI GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO DỤC HÒA NHẬP TẠI LÀO CAI
- 4,638
- 3,648
- 3,648
- 83,205
- 1,558,780
HỘI THẢO “HƯỚNG TỚI CẢI THIỆN TIẾP CẬN VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DÀNH CHO NGƯỜI ĐIẾC” NGÀY THỨ HAI
06 tháng 10/2024
Hôm nay, ngày 27/09/2024, ngày thứ hai và cũng là ngày cuối cùng của hội thảo “Hướng Tới cải thiện tiếp cận và chất lượng giáo dục dành cho người Điếc” đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Hội thảo do Hiệp hội Vì Giáo dục cho Mọi người Việt Nam (VAEFA), Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia và Ban vận động Hội người Điếc Việt Nam phối hợp tổ chức, với chủ đề đầy ý nghĩa “Hãy Nắm Tay Nhau – Let Us Unite!”
Sáng 27/09/2024 diễn ra với các chủ đề khoa học, cập nhật:
Báo cáo 1: “Kinh nghiệm quốc tế trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người điếc học hòa nhập (Online)” do bà GS. TS. Glady Tang - Giám đốc Trung tâm NNKH và Nghiên cứu về Điếc Khoa Ngôn ngữ học và những ngôn ngữ hiện đại - Đại học Hồng Kông - Trung Quốc trình bày.
Báo cáo 2: “Kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy người điếc (Online)” do TS. Thomastine A Sarchet-Maher Trợ lý Chủ nhiệm Khoa, Trung tâm Hợp tác quốc tế về giáo dục và TS. Patrick GrahamTrưởng Khoa đào tạo Thạc sĩ về giáo dục trung học cho người Điếc và khiếm thính (MSSE) - Viện Kỹ thuật Quốc gia dành cho người Điếc (NTID) trực thuộc Viện công nghệ Rochester (RIT) trình bày
Báo cáo 3: “Can thiệp sớm và các dịch vụ hỗ trợ trẻ điếc tại Mông Cổ và vai trò của cha mẹ trong việc cải thiện tiếp cận và chất lượng giáo dục cho trẻ điếc” do Bà Selenge Sambuu Giám đốc điều hành - Hội Cha mẹ trẻ có những khả năng khác biệt Mông Cổ (APDC) trình bày.
Báo cáo 4: “Người học là người điếc đang ở đâu tại Việt Nam?” do ThS. Phạm Trang, ThS. Nguyễn Hằng Phòng NC GD Người khuyết tật Nghe nói – NCSE trình bày.
Báo cáo 5: “Các vấn đề về nghe kém (Điếc) ở trẻ em. Tỷ lệ mắc, nguyên nhân, chẩn đoán và can thiệp” do PGS.TS. Nguyễn Tuyết Xương Chủ tịch Hiệp hội Thính học Việt Nam, Trưởng khoa TMH Viện Nhi TƯ, Phó trưởng bộ môn TMH ĐH Y dược, ĐH QG trình bày.
Báo cáo 6: “Hoạt động tương tác – Dự án “Cơ thể nói” do Đại sứ thanh niên người điếc – Dự án Cơ thể nói (Body Talk) - Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) trình bày.
Báo cáo 7: “Mô hình Song ngữ Song văn hóa trong giáo dục dành cho người điếc” do ThS. Nguyễn Thị Hòa Giám đốc Dự án Việc làm dành cho người Điếc trình bày.
Báo cáo 8: “Chia sẻ những thực hành tốt về các yếu tố đảm bảo tiếp cận và chất lượng giáo dục dành cho học sinh điếc tại Việt Nam” do Các thành viên VAEFA: CĐSP TW, CDS, C5, COHO, Trung tâm hỗ trợ PTGDHN Bình An trình bày.
Với sự góp mặt của nhiều chuyên gia đầu ngành, nhà giáo dục, và các tổ chức giáo dục đặc biệt, ngày thứ hai của hội thảo đã mang đến nhiều thông tin, kiến thức hữu ích và ứng dụng thực tế trong công tác giảng dạy trẻ Điếc.
Một số hình ảnh của hội thảo:
Tác giả
Nguyễn Thị Hà