- Buổi gặp mặt Quỹ Toàn cầu dành cho Trẻ khiếm thính, học viên và cha mẹ trẻ khiếm thính tại Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia
- KỶ NIỆM NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 TẶNG QUÀ CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI HƯNG YÊN
- CHÀO MỪNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 “Tôn vinh nghị lực – Thúc đẩy hòa nhập – Hành động vì một xã hội không rào cản”
- THÔNG TIN HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI HÒA BÌNH ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ QUỸ THIỆN TÂM
- Khánh thành nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo của LEGO tại Bình Dương
- Hãy chung tay vì một cộng đồng thân thiện với Người tự kỉ
- 752
- 1,976
- 17,106
- 74,938
- 3,963,692
HỌP BÁO CÔNG BỐ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ HỆ THỐNG TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP
07 tháng 03/2025
Theo quy định của Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017, thực hiện Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 25/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 27/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là các Quy hoạch), ngày 07 tháng 3 năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp báo công bố Quy hoạch.

Hình ảnh: Toàn cảnh buổi họp báo
Tham dự Họp báo có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Giáo dục Phổ thông, Cục Hợp
tác Quốc tế, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng, Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên, Vụ Pháp chế, Báo Giáo dục và Thời đại cũng như đại diện hơn 60 báo/đài Trung ương và Hà Nội.

Hình ảnh: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Tại Họp báo, TS. Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông báo cáo về nội dung Quy hoạch trong đó nêu bật các mục tiêu, cơ cấu hệ thống và danh mục dự án ưu tiên Quy hoạch:

Hình ảnh: TS. Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông
Mục tiêu
Phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo đảm cơ hội công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng và nhu cầu học tập suốt đời đối với người khuyết tật ở tất cả các địa phương.
Cơ cấu mạng lưới
Hệ thống được phát triển với 12 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật, 148 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập; các cơ sở giáo dục chuyên biệt tư thục đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định, trong đó:
- Vùng đồng bằng sông Hồng: 03 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 30 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 13 trung tâm được thành lập mới;
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: 01 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 19 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 04 trung tâm được thành lập mới;
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 02 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 33 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 17 trung tâm được thành lập mới;
- Vùng Tây Nguyên: 01 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 10 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 05 trung tâm được thành lập mới;
- Vùng Đông Nam Bộ: 03 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 32 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 07 trung tâm được thành lập mới;
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 02 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 24 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 8 trung tâm được thành lập mới.
Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện, các địa phương có thể thành lập mới nhiều hơn với số lượng đơn vị công lập nêu trên (cơ sở giáo dục chuyên biệt với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập). Số lượng các đơn vị công lập được xác định trong quy hoạch chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu theo dự báo.
Để đáp ứng phát triển hệ thống, quy mô nguồn nhân lực theo từng giai đoạn cần đạt được: 1) Đến năm 2030: Khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật; 2) Đến năm 2050: Khoảng 4.900 giáo viên và 10.900 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật.
Hiện thực hóa các mục tiêu quy hoạch bằng các dự án ưu tiên đầu tư: 1) Phát triển hệ thống các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật; 2) Phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật. Đặc biệt là dự án ưu tiên: phát triển 01 đơn vị giáo dục đặc biệt cấp quốc gia với vai trò dẫn dắt về chuyên môn cho hệ thống, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác xây dựng chính sách, chiến lược và quản lý hệ thống cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật.
Tại buổi Họp báo, TS. Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, đại diện cho tổ thường trực xây dựng Quy hoạch đã trả lời các câu hỏi đặt ra từ các nhà báo tham dự Hội thảo để giải thích cụ thể hơn về nội dung Quy hoạch.

Hình ảnh: Tổ thường trực xây dựng nội dung Quy hoạch
Kết thúc họp báo, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh sự tham gia của hệ thống và toàn xã hội đặc biệt là vấn đề bố trí quỹ đất và các đầu tư trọng điểm.
Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia