- Buổi gặp mặt Quỹ Toàn cầu dành cho Trẻ khiếm thính, học viên và cha mẹ trẻ khiếm thính tại Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia
- KỶ NIỆM NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 TẶNG QUÀ CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI HƯNG YÊN
- CHÀO MỪNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 “Tôn vinh nghị lực – Thúc đẩy hòa nhập – Hành động vì một xã hội không rào cản”
- THÔNG TIN HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI HÒA BÌNH ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ QUỸ THIỆN TÂM
- Khánh thành nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo của LEGO tại Bình Dương
- Hãy chung tay vì một cộng đồng thân thiện với Người tự kỉ
- 2,306
- 2,205
- 2,205
- 82,418
- 3,971,172
Hợp tác triển khai hoạt động tập huấn về đánh giá và can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ và rối loạn hành vi tại Việt Nam
02 tháng 04/2022
1. Cam kết hợp tác giữa NCSE và PVF
Dựa trên đề xuất cụ thể từ Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc Gia (NCSE) về việc triển khai nghiên cứu và hỗ trợ cộng đồng cha mẹ trẻ có nhu cầu giáo dục nói chung và trẻ có rối loạn phổ tự kỉ, trẻ có rối loạn hành vi nói riêng, Tổ chức Dự án cho Việt Nam (Project Vietnam Foudation, USA – PVF,) đã đồng ý triển khai các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho nhóm chuyên gia nguồn, giáo viên và cha mẹ trẻ tại Việt Nam.
Ngày 20/01/2022, Biên bản Ghi nhớ (MOU) giữa NCSE và tổ chức PVF đã được thông qua và kí xác nhận. Trong đó, MOU nêu rõ trách nhiệm giữa hai bên trong quá trình hợp tác, hướng mục đích cao cả chung: nâng cao năng lực đánh giá và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỉ và trẻ có rối loạn hành vi; nhờ đó nhiều gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỉ và trẻ có rối loạn hành vi tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hoạt động này.
Dưới đây là một số nội dung được ghi cụ thể trong MOU:
“Cả hai bên (Trung tâm giáo dục đặc biệt Quốc gia – NCSE và Tổ chức Dự Án Việt Nam - Project Vietnam Foundation, PVF) đồng ý triển khai các hình thức hợp tác chung sau:
1.1. Các hoạt động chung về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và / hoặc tiếp cận cộng đồng để làm việc với trẻ có rối loạn phổ tự kỉ (ASD) và những trẻ có rối loạn hành vi khác.
1.2. Mời các học giả, chuyên gia & tình nguyện viên (bao gồm cả tình nguyện viên là nhà nghiên cứu và giảng viên trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt) tham gia giảng bài, chia sẻ kinh nghiệm trong các khóa đào tạo và các dự án nghiên cứu.
1.3. Chuyển giao thông tin trong quá trình làm việc với trẻ ASD và trẻ có rối loạn hành vi khác.
1.4. Thực hiện các khóa đào tạo trực tuyến hoặc trực tiếp tại các địa điểm dựa trên thỏa thuận của hai bên.”
Với sự hỗ trợ và kết nối của tổ chức PVF, nhiều chuyên gia có kinh nghiệm đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt tại Mỹ sẽ tham gia vào quá trình chuẩn bị và đào tạo cho nhóm chuyên gia cốt cán, giáo viên và cha mẹ trẻ ASD và trẻ có rối loạn hành vi tại Việt Nam. Điểm đặc biệt là các khoá đào tạo sẽ được triển khai miễn phí; tuy nhiên, người tham gia sẽ phải vượt qua các yêu cầu nghiêm ngặt về lý thuyết và thực hành nếu muốn nhận được chứng chỉ hoàn thành của NCSE và PVF.
2. Họp bàn triển khai hoạt động tập huấn
Sáng thứ 7 ngày 26/3/2022 (tức buổi tối ngày 25/3/2022 theo giờ Mỹ), nhóm điều phối dự án đã có buổi họp chuẩn bị triển khai hoạt động đầu tiên của dự án. Buổi họp có sự tham gia của ba bên:
- Tổ chức PVF, gồm TS.BS.Quỳnh Kiều, Thầy Hữu Thọ (chủ nhiệm chương trình đào tạo trực tuyến), cô Tina Lê Vân (Đại diện PVF tại Việt Nam);
- Chuyên gia đào tạo: gồm TS.Barbara Caltac và ThS. Christy Clouse (lần lượt là giám đốc điều hành và phó chủ tịch sáng tạo của Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật California về Hỗ trợ và Can thiệp hành vi tích cực - California Technical Assistance Center on Positive Behavioural Interventions and Supports).
- NCSE: TS.Ngyễn Thị Kim Hoa (Giám đốc NCSE), Ths.Lê Thị Tâm (Trưởng phòng Thực nghiệm Khoa học Giáo dục Đặc biệt).

Trong buổi họp, các thành viên nhóm điều phối cùng nhau trao đổi và đưa đến quyết định cuối cùng về một số vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo cụ thể như sau:
- Thành phần tham gia vào khoá đào tạo sẽ do NCSE lựa chọn;
- Nhóm chuyên gia nòng cốt (giữ vai trò là nhóm lãnh đạo) nên bao gồm nhiều thành phần ở các lĩnh vực gần khác nhau: giáo dục, y tế, công tác xã hội.... và cha mẹ của trẻ ADS và trẻ có rối loạn hành vi;
- Toàn bộ tài liệu đào tạo được chuyển cho NCSE. Do đó, NCSE sẽ nhanh chóng chuyển dịch tài liệu và hoàn thành bản dịch trước thời gian đào tạo;
- Thời gian đào tạo sẽ diễn ra vào khoảng 21h – 23h giờ Việt Nam, tức 7h00 – 9h00 giờ Mỹ;
- Thời gian dự kiến triển khai đợt tập huấn đầu tiên sẽ là thứ 3 ngày 18/4/2022.

Cuối buổi họp, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa đã gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, anh chị trong nhóm điều phối PVF vì những nỗ lực không ngừng nghỉ của họ tới cha mẹ và trẻ khuyết tật tại Việt Nam. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa cũng nhấn mạnh: NCSE sẽ chuẩn bị cẩn thận và phối kết hợp tích cực với PVF để chuỗi hoạt động tập huấn được triển khai một cách thuận lợi và hiệu quả nhất trong thời gian tới.
ThS. Lê Thị Tâm