- Buổi gặp mặt Quỹ Toàn cầu dành cho Trẻ khiếm thính, học viên và cha mẹ trẻ khiếm thính tại Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia
- KỶ NIỆM NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 TẶNG QUÀ CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI HƯNG YÊN
- CHÀO MỪNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 “Tôn vinh nghị lực – Thúc đẩy hòa nhập – Hành động vì một xã hội không rào cản”
- THÔNG TIN HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI HÒA BÌNH ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ QUỸ THIỆN TÂM
- Khánh thành nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo của LEGO tại Bình Dương
- Hãy chung tay vì một cộng đồng thân thiện với Người tự kỉ
- 1,898
- 1,797
- 1,797
- 82,010
- 3,970,764
Họp trao đổi kết quả dự án Phần mềm thực tế ảo (VR) giai đoạn 1 (2021-2022) và đề xuất các công việc sẽ tiến hành cho giai đoạn 2 (2023-2024)
18 tháng 10/2023
Sáng ngày 17/10/2023, tại Văn phòng Hà Nội Ngôi nhà Xanh chung Liên Hợp Quốc 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội của Unicef tại Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với UNICEF Việt Nam đã tổ chức Họp trao đổi kết quả dự án Phần mềm thực tế ảo (VR) giai đoạn 1 (2021-2022) và đề xuất các công việc sẽ tiến hành cho giai đoạn 2 (2023-2024)

Đại diện hai đơn vị đánh giá kết quả thực hiện dự án
Tham dự buổi họp, về phía UNICEF, có các chuyên gia trực tiếp điều phối Dự án, về phía Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, có TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, chủ nhiệm Dự án cùng các thành viên của nhóm nghiên cứu.
Hợp phần “Ứng dụng phần mềm thực tế ảo Vrapeutic trong nâng cao năng lực nhận thức cho trẻ tăng động giảm chú ý từ 6-12 tuổi tại Việt Nam” là một trong những hợp phần thuộc dự án Học tập và kỹ năng cho trẻ em. Phần mềm đã và đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trong đó có Canada và Ai Cập để can thiệp và hỗ trợ cho học sinh tăng động giảm chú ý. Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia đã và đang phối hợp với chuyên gia Ai Cập để điều chỉnh, viêt hóa lồng Tiếng Việt cho phù hợp với Việt Nam.

Đại diện Trung tâm GDĐBQG- Viện KHGDVN trình bày quá trình thực hiện dự án
Ths. Nguyễn Trong Dần- cán bộ nghiên cứu Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia đã thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày các kết quả đạt được trong giai đoạn 1 (2021-2022) qua việc thử nghiệm phần mềm VR trên 30 học sinh thuộc đối tượng dự án từ đó đề xuất điều chỉnh một số điểm của 03 module đã xây dựng cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Trong giai đoạn tiếp theo (2023-2024) nhóm nghiên cứu tiếp tục xây dựng thêm 02 module mới và mở rộng đối tượng thử nghiệm trên 10 Trung tâm Hỗ trợ và phát triển GDHN tại theo yêu cầu của UNICEF đó là: Hải Phòng, Điện Biên, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Đà Nẵng, An Giang, Ninh Thuận và Tp Hồ Chí Minh.
Hai bên đánh giá cao nỗ lực và tâm huyết của các thành viên tham gia Dự án và công nhận những kết quả ban đầu đạt được dự án và mong muốn tiếp tục sự hợp tác giữa hai bên.
Người viết
Nguyễn Bích Trang