KHẢO SÁT ĐẦU VÀO PHA 2 DỰ ÁN ANGEL’S HAVEN TẠI VIỆT NAM

30 tháng 12/2024

Trong khuôn khổ hoạt động hợp tác giữa Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia và tổ chức Angel’s Haven nhằm cải thiện môi trường giáo dục cho người khuyết tật, Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia đã phối hợp cùng với tổ chức AH, Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người VAEFA đã tổ chức hoạt động khảo sát tại trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội.

Hoạt động đã tiến hành khảo sát học sinh khuyết tật nhìn và học sinh sáng mắt, cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh trong trường nhằm tìm hiểu các vấn đề về Nhận thức về khuyết tật, các tài liệu hỗ trợ học sinh và giáo viên… Một số thông tin chính được ghi nhận như sau:

  • Về tài liệu dạy và học: Tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, học sinh chủ yếu sử dụng Bộ sách giáo khoa, sách bài tập thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đối với với học sinh khuyết tật nhìn, học sinh sử dụng sách giáo khoa phiên bản chuyển đổi sang chữ nổi, tuy nhiên, chỉ có sách giáo khoa chữ nổi của các môn học chính, chưa có đầy đủ tất cả các môn học, chưa có sách bài tập, tài liệu tham khảo. Một số môn học có sách nói cho học sinh sử dụng, chủ yếu là sách có định dạng chữ như Ngữ Văn, Tiếng Anh. Các sách có kí tự đặc biệt như Toán ít tài liệu hơn. Bên cạnh đó, với các môn học đặc thù như Địa lý, giáo viên sẽ thiết kế đồ dùng dạy học đặc thù như bản đồ nổi, quả địa cầu đính thêm chữ nổi để học sinh có thể tri giác. Đối với môn Lịch sử, giáo viên sử dụng phần mềm Magic School, một phần mềm có âm thanh, có thể tương tác như một gia sư ảo để hỗ trợ học sinh.

Ảnh 1: Lớp học hòa nhập học sinh khuyết tật nhìn

  • Về kĩ năng học tập, học sinh có chức năng trí tuệ không giống nhau, có nhiều học sinh có kĩ năng học tập tốt, chủ động học tập trên lớp cũng như tại gia đình. Tuy nhiên, vẫn có những học sinh các kĩ năng học tập còn hạn chế. Về kĩ năng sống, học sinh khiếm thị nếu không có thêm khuyết tật khác sẽ có kĩ năng xã hội tương đối tốt, có thể tương tác, giao tiếp không gặp nhiều khó khăn với các bạn cùng khuyết tật hoặc các bạn sáng mắt. Các kĩ năng tự phục vụ tốt, học sinh có thể sống nội trú tại trường hoặc định hướng di chuyển, đi vệ sinh… ít cần sự trợ giúp từ người khác. Học sinh nội trú được học các kĩ năng giáo dục giới tính và tình dùng phù hợp.
  • Về mạng lưới kết nối giữa các giáo viên giáo dục đặc biệt: Giáo viên chưa biết đến các mạng lưới giáo viên giáo dục đặc biệt. Giáo viên chủ yếu kết nối với nhau khi tham gia các lớp tập huấn về kĩ năng đặc thù. Giáo viên chưa từng tham gia các nhóm, cộng đồng, mạng lưới nào về giáo dục đặc biệt. Giáo viên nhận thấy sự cần thiết về việc thiết lập mạng lưới giáo viên chuyên biệt hoặc giáo dục đặc biệt để có thể chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm hỗ trợ học sinh;

Ảnh 2: Phỏng vấn giáo viên tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Ảnh 3: Đoàn làm việc NCSE, AH và VAEFA

Với những thông tin từ khảo sát đầu vào, chúng tôi hy vọng rằng, dự án sẽ được triển khai hiệu quả, chất lượng đời sống của học sinh khuyết tật nhìn tiếp tục được nâng cao.

Một số hình ảnh:

Media/1_TH1058/Images/z6174061160314-04655ab9b0c30500a36e3053c73fb0ae.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6174061147137-13f2821272945341cd68a5f0c709c64a.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6174061146583-35f6be12355c19f234f7fd69f3bf0d7b.jpg


 

Nguyễn Thị Hằng

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới