KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỖ TRỢ HÀNH VI TÍCH CỰC TẠI HÒA BÌNH

21 tháng 03/2025

Từ ngày 11/03/2025 đến ngày 13/03/2025, nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài cấp Bộ, mã số B2024.VKG.11: "Vận dụng mô hình PBIS hỗ trợ học sinh lớp 1 có rối loạn phát triển học hòa nhập" do TS. Trần Thị Thư làm chủ nhiệm đề tài, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE) đã tiến hành khảo sát thực trạng đề tài tại 6 trường tiểu học trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Nghiên cứu tập trung vào đánh giá mức độ nhận thức, triển khai và hiệu quả của mô hình PBIS (Positive Behavioral Interventions and Supports - Can thiệp và Hỗ trợ Hành vi Tích cực) từ góc độ cha mẹ học sinh có rối loạn phát triển (RLPT) và giáo viên giảng dạy học sinh lớp 1 có RLPT. Đồng thời, khảo sát cũng nhằm tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường với mục tiêu thúc đẩy và hỗ trợ hành vi tích cực cho học sinh lớp 1 có RLPT.

Media/1_TH1058/Images/z6426427651715-9beffcf89dd0ae93187225904928a2d3.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6426427646032-725f073b90da47cc0db8e54e31b4ade8.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6426427645720-2835f8e8dfdc9c507d40221a98a87dce.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6426427643557-df6a34e5913c2f08b0c18ce2f05cae78.jpg

Hình ảnh 1: Hình ảnh một số lớp học có học sinh RLPT tham gia học tập ở các trường tiểu học tại Hòa Bình

Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

  • 120 ý kiến từ giáo viên giảng dạy học sinh lớp 1 có RLPT
  • 30 ý kiến từ phụ huynh có con RLPT học hòa nhập
  • 18 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với giáo viên
  • 6 cuộc thảo luận nhóm với giáo viên giảng dạy học sinh lớp 1 có RLPT
  • Quan sát trực tiếp 6 tiết học có sự tham gia của học sinh lớp 1 có RLPT
  • Thu thập 6 bảng thống kê từ cán bộ quản lý về thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hỗ trợ hành vi tích cực cho học sinh
Media/1_TH1058/Images/z6426430809661-ac550b4bc9f9d57cb276e1dd47a705e3.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6426430808000-d38b020b615b1c1aede5bfbd9aa0af7d.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6426431875921-63ea69530585e8361deeccbbaec67ebd.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6426432961488-6236f55435a508c191d5f2389690a1e3.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6426434805194-318cefea88f278b3f268ad86efb5cc99.jpg
Media/1_TH1058/Images/z6426435356379-cc4435d4922b2c2752e634e964f7abf4.jpg

Hình ảnh 2: Hình ảnh một số kì vọng trong trường, lớp tiểu học tại Hòa Bình

Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng và điều chỉnh các biện pháp hỗ trợ hành vi tích cực hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và giúp học sinh có RLPT hòa nhập tốt hơn trong môi trường học đường.

Người viết

Nguyễn Hằng

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới