- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 224
- 3,364
- 21,992
- 144,581
- 2,199,685
Khởi động khóa đào tạo Hỗ Trợ Và Can Thiệp Hành Vi Tích Cực cho trẻ nhỏ (EC-PBIS) - Buổi số 1
26 tháng 05/2022
Vào lúc 21h00 – 23h00 ngày 17.05.2022, buổi đào tạo đầu tiên trong dự án đào tạo về “Hỗ Trợ Và Can Thiệp Hành Vi Tích Cực cho trẻ nhỏ” đã được diễn ra với sự phối hợp của tổ chức Project VietNam Foundation - Hoa Kỳ (PVF) và Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE). Nội dung cốt lõi của khóa đào tạo sẽ được triển khai bởi hai giảng viên Barbara Caltac và Cristy Clouse trực thuộc Trung Tâm Hỗ Trợ Kỹ Thuật California về Hỗ Trợ và Can Thiệp Hành Vi Tích Cực (California Technical Assistance Center on Positive Behavioural Interventions and Supports). Có 61 thành viên tham gia dự án đào tạo là các nhà chuyên môn làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các trung tâm bảo trợ trẻ khuyết tật trên toàn quốc.
Trong bài phát biểu chào mừng khởi động khóa đào tạo, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa (giám đốc Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc Gia) đã gửi lời cảm ơn tới Quỹ Dự Án cho Việt Nam - PVF vì đã nỗ lực để đưa dự án có ý nghĩa này vào Việt Nam. TS. Kim Hoa chia sẻ sẽ cố gắng định hướng, đồng hành để nhóm giảng viên cốt cán có thể đạt được những mục tiêu cụ thể, thực tiễn của khóa đào tạo; đồng thời mong chờ có cơ hội được mở rộng các hoạt động đào tạo khác cùng với PVF trong tương lai gần.
Với vai trò là chủ tịch PVF, TS. Quỳnh Kiều cũng đánh giá cao ý nghĩa thực tiễn của khóa đào tạo “Hỗ trợ và can thiệp hành vi tích cực” trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở làm việc với trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt tại Việt Nam. Bà tin rằng, nhiều trẻ và gia đình trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt sẽ được hưởng lợi nhờ được tiếp cận với nguồn nhân lực có chất lượng cao này.
Thầy Hữu Thọ (chủ nhiệm chương trình đào tạo trực tuyến) nhấn mạnh: mục tiêu của chương trình đào tạo là phát triển đội ngũ giảng viên cốt cán có kiến thức về hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ nhỏ. Trong đó, hỗ trợ hành vi tích cực EC-PBIS dựa trên 4 nguyên tắc: thúc đẩy tâm lý xã hội cho trẻ, cung cấp can thiệp dựa trên bằng chứng hỗ trợ khả năng tâm lý xã hội, dựa trên dữ liệu về hành vi để đưa ra quyết định có giá trị, cung cấp quy trình và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho người thực hiện.
Ở buổi đào tạo đầu tiên, thầy Hữu Thọ đã tóm tắt và cung cấp sơ lược nội dung của hai module đầu tiên, với các thông tin cụ thể như sau:
Module 1: tập trung vào nội dung “Chuẩn bị tâm lí tích cực và ngăn ngừa”. Chương trình áp dụng mô hình PERMA (Positive Emotion - cảm xúc tích cực, Engagement – tham gia, Relationships – các mối quan hệ, Meaning – ý nghĩa, Accomplishments – thành tựu) là mô hình tập trung vào các khía cạnh hạnh phúc và an sinh dựa trên tâm lí tích cực. Mô hình được phát triển bởi nhà tâm lý học và giáo dục người Mỹ Martin Seligman. Ngoài ra, chương trình EC-PBIS còn áp dụng mô hình kim tự tháp dùng cho sự thúc đẩy năng lực xã hội và tình cảm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm cung cấp một phương pháp tiếp cận đa tầng được thiết kế để thực hiện trong chương trình giáo dục sớm. Trong các chương trình thực hiện mô hình Kim tự tháp, các học viên được hướng dẫn cách làm thế nào để: thiết lập các mối quan hệ mang tính nuôi dưỡng, đáp ứng với trẻ và gia đình, cung cấp môi trường có thể dự đoán và hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển các kĩ năng về tâm lí và hành vi, nhắm tới các hành vi thách thức thông qua sự hiểu biết của hành vi và xây dựng các biện pháp can thiệp tích cực, tập trung vào việc dạy các kĩ năng mới. Khung mô hình kim tự tháp cung cấp một nền tảng vững chắc để phối hợp, tiếp cận chấn thương nhạy cảm thông qua các nhóm lãnh đạo, các thực hành phát triển chuyên môn, huấn luyện liên tục và ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Module 2: chú trọng đến việc “Xây dựng hệ thống lãnh đạo và huấn luyện toàn chương trình”. Nhóm lãnh đạo là nhóm người ở mỗi chương trình, những người này sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc thực hiện mô hình kim tự tháp trong suốt chương trình. Nhóm bao gồm đa dạng các thành viên khác nhau, như: quản lý chương trình, giảng viên, chuyên gia can thiệp hành vi, thành viên gia đình... Nhóm đảm bảo thực hiện các hoạt động sau: quy trình hỗ trợ hành vi được cá nhân hóa cho trẻ có thách thức về hành vi, phát triển chuyên môn và hỗ trợ cho giáo viên, xây dựng kế hoạch tham gia của gia đình và quy trình quản lý số liệu để đưa ra quyết định hướng dẫn thực hiện.
Chương trình đào tạo “Hỗ Trợ Và Can Thiệp Hành Vi Tích Cực cho trẻ - EC-PBIS” sẽ tiếp tục được triển khai trong buổi tiếp theo (ngày 25.5.2022) với nội dung về “Các phản hồi đối với các hành vi thách thức, cách đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và sự tham gia của gia đình trong chương trình can thiệp hành vi tích cực”.
Hình ảnh lớp tập huấn