NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KH&CN CẤP VIỆN “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG CHO TRẺ KHIẾM THÍNH CÓ SỬ DỤNG THIẾT BỊ TRỢ THÍNH TỪ 0 - 3 TUỔI”

31 tháng 05/2023

Ngày 24/5/2023, tại phòng họp A13, trụ sở 101 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề KH&CN cấp Viện “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển từ vựng cho trẻ khiếm thính có sử dụng thiết bị trợ thính từ 0 - 3 tuổi”, mã số V2022-04, do ThS. Phạm Thị Trang làm chủ nhiệm.

Media/1_TH1058/Images/04fd10f4-a/hinh-anh-1.jpg

Hình ảnh 1: Hội đồng nghiệm thu đề tài

Buổi nghiệm thu diễn ra với sự chủ trì của PGS.TS. Mai Văn Trinh - Chủ tịch hội đồng, các thành viên của hội đồng theo quyết định, đại biểu của các phòng chức năng và các thành viên của nhóm nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập hướng dẫn phát triển từ vựng cho trẻ khiếm thính từ 0 - 3 tuổi sử dụng thiết bị trợ thính dựa trên nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển từ vựng cho trẻ khiếm thính tại gia đình và các cơ sở can thiệp sớm ở Việt Nam.

Media/1_TH1058/Images/72ec955d-f/hinh-anh-2.jpg

Hình ảnh 2: Chủ nhiệm báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài

Về cơ sở lý luận, đề tài tổng quan vấn đề nghiên cứu, phân tích đặc điểm phát triển của trẻ khiếm thính (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ - giao tiếp, vốn từ vựng), và vai trò của việc phát triển từ vựng cho trẻ khiếm thính 0 - 3 tuổi. Về cơ sở thực tiễn, đề tài phân tích kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về phát triển từ vựng cho trẻ khiếm thính, thực trạng vốn từ và việc phát triển từ vựng cho trẻ khiếm thính 0 - 3 tuổi có sử dụng thiết bị trợ thính (hiện trạng, khó khăn và mong đợi của phụ huynh và giáo viên).

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đưa ra một số nguyên tắc xây dựng bài tập phát triển vốn từ vựng cho trẻ khiếm thính có sử dụng thiết bị trợ thính từ 0 - 3 tuổi, bao gồm: nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc hệ thống và phát triển, và nguyên tắc cá biệt hoá. Quan điểm xây dựng bài tập dựa trên tiếp cận chương trình giáo dục mầm non, tiếp cận phát triển, tiếp cận chương trình nghe - nói, và tiếp cận kế hoạch giáo dục cá nhân.

Mục tiêu xây dựng bài tập từ vựng nhằm tích luỹ số lượng từ cần thiết cho sự phát triển giao tiếp - ngôn ngữ của trẻ, cung cấp từ loại hợp lý trong vốn từ của trẻ sao cho đủ các từ loại với tỷ lệ hợp lý, giúp trẻ lĩnh hội nghĩa của từ, và tích cực hoá vốn từ của trẻ. Nội dung bài tập phát triển từ vựng theo 09 chủ đề trong Chương trình giáo dục mầm non, bao gồm: chủ đề bản thân, gia đình, nhà trường, động vật, thực vật, phương tiện giao thông, nghề nghiệp, hiện tượng tự nhiên, quê hương - đất nước. Mỗi chủ đề sẽ lựa chọn các nội dung gần gũi, quen thuộc phù hợp với độ tuổi của trẻ khiếm thính. 

Trích dẫn: http://vnies.edu.vn/tin-tuc/de-tai-nghiem-thu/18737/nghiem-thu-de-tai-khcn-cap-vien-%E2%80%9Cxay-dung-he-thong-bai-tap-phat-trien-tu-vung-cho-tre-khiem-thinh-co-su-dung-thiet-bi-tro-thinh-tu-0---3-tuoi%E2%80%9D

 

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới