- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 338
- 3,478
- 22,106
- 144,695
- 2,199,799
Seminar khoa học: “Cơ sở khoa học và thực trạng ứng dụng phần mềm thực tế ảo VRaeutic trong can thiệp, trị liệu trẻ rối loạn phát triển”
23 tháng 08/2021
Ngày 20 tháng 08 năm 2021, trong khuôn khổ hoạt động của Unicef Việt Nam và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia đã tổ chức Seminar khoa học với chủ đề “Cơ sở khoa học và thực trạng ứng dụng phần mềm thực tế ảo VRaeutic trong can thiệp, trị liệu trẻ rối loạn phát triển”. Buổi chia sẻ với sự tham gia của PGS.TS Ahmad Al-Kabbany - người sáng lập phần mềm Vrapeutric đồng sáng sáng lập hệ thống thư viện thông minh, hiện đang công tác tại Học viên Khoa học kỹ thuật Ả Rập; Chị Ngô Thụy Ánh Tuyết cùng cộng sự, đại diện Tổ chức Unicef tại Việt Nam; GS.TS Lê Anh Vinh - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; TS Nguyễn Thị Kim Hoa - Phó giám đốc Trung tâm và nhóm chuyên môn tham gia hoạt động VRapeutic; đại diện trường học/trung tâm hợp tác trong hoạt động tại Việt Nam.
Đầu tiên, PGS.TS. Ahmad Al-Kabbany trình bày cơ sở khoa học và các nghiên cứu đã tiến hành sử dụng phần mềm VRapeutic cho trẻ rối loạn phát triển; Cụ thể, chuyên gia đã trình bày chi tiết về quá trình hình thành và phát triển của công nghệ thực tế ảo VR trong đời sống con người nói chung và cho trẻ rối loạn phát triển nói riêng. Đồng thời, chuyên gia cùng trình bày một số nghiên cứu điển hình liên quan đến sử dụng công nghệ thực tế ảo cho trẻ rối loạn phát triển trên thế giới.
Bên cạnh đó, hoạt động trao đổi các vấn đề liên quan đến phần mềm cùng được nhấn mạnh ở phần tiếp theo của buổi sinh hoạt khoa học. Các ý kiến thảo luận dựa trên các vấn đề chính như cơ sở khoa học, kết quả nghiên cứu đã diễn ra với VApeutic, làm rõ về các nội dung, quy trình thực hiện phần mềm.
Cuối buổi trao đổi chuyên môn, Chuyên gia sáng lập phần mềm VRapeutic, đại diện Unicef Việt Nam và đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã thống nhất ban đầu để triển khai các hoạt động trong việc Ứng dụng phần mềm thực tế ảo VRapeutic cho học sinh tăng động giảm chú ý từ 6 -12 tuổi tại Việt Nam.