SỬ DỤNG THƯ VIỆN SỐ TRONG DẠY HỌC HỌC SINH KHUYẾT TẬT

03 tháng 11/2023

“Thư viện số miễn phí dành cho trẻ em Việt Nam” là dự án được thực hiện bởi Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam với sự tài trợ của Unicef. Thư viện số có tên ứng dụng là “Đọc vui – Vui học” và sử dụng trên cả 2 nền tảng Androi và Apple store. Sách truyện được lựa chọn từ nguồn truyện nước ngoài, truyện xuất bản trong nước, truyện viết mới và được thể hiện bằng 8 tiếng dân tộc Khmer, J’rai, H’mông, N’mông, Ê đê, Chăm, Thái, Ba na và ngôn ngữ kí hiệu nhằm đảo bảo quyền tiếp cận công bằng, bình đẳng cho trẻ em là người dân tộc cũng như trẻ em là người khuyết tật.

Media/1_TH1058/Images/5463ddc8-7/z4842248102808-45c580cb097fe60a600147557b7edc6c.jpg

Hình 1: Ảnh app “Đọc vui – Vui học”

Truyện được chia thành 5 cấp độ khác nhau, tăng dần độ khó về số lượng tiếng cũng như nội dung để đáp ứng nhu cầu đọc của học sinh. Quá trình sử dụng, giáo viên ở đơn vị thử nghiệm là Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật tỉnh Sóc Trăng đã linh hoạt sử dụng trong tiết học Đọc mở rộng đối với học sinh khiếm thính và học sinh khiếm thị. Nhóm học sinh khiếm thính thể hiện sự vui thích với việc đọc sách trên ứng dụng và có thể theo dõi truyện thông qua ngôn ngữ kí hiệu và chữ in. Thông qua tổ chức các hoạt động linh hoạt, sử dụng đa dạng đồ dùng trực quan, hấp dẫn, làm việc nhóm tích cực, học sinh đã hiểu được nội dung câu chuyện, hoàn thành phiếu đọc theo mẫu.

Media/1_TH1058/Images/4b70906e-b/z4842251978084-ca584d35b69f831653339dbe9cd154fc.jpg

Hình 2: Học sinh khiếm thính làm phiếu đọc

Đối với nhóm học sinh khiếm thị, các em tiếp cận chủ yếu qua kênh nghe, ghi nhớ câu chuyện nhanh nên đều hoàn thành phiếu đọc bằng kênh chữ nổi hoặc chữ sáng. Tuy nhiên, ứng dụng “Đọc vui – Vui học” cần được điều chỉnh để đảm bảo tiếp cận cho học sinh khiếm thị như: phóng to màn hình, tìm kiếm truyện bằng giọng nói, hỗ trợ đọc màn hình,…

Ngoài ra, giáo viên cũng đưa ra các ý tưởng sáng tạo trong việc sử dụng thư viện số vào việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục đối với học sinh khuyết tật như: phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính, tổ chức hoạt động vẽ nhân vật yêu thích, hoạt động trải nghiệm, kĩ năng sống, viết nhật kí đọc sách,….Để sử dụng được ứng dụng này, các điều kiện về internet cần được đảm bảo để việc truy cập không gặp trở ngại. Bên cạnh đó, giáo viên được lưu ý việc lựa chọn truyện cần phù hợp với khả năng ngôn ngữ, khả năng đọc của học sinh, đa dạng các hình thức tổ chức giúp học sinh tham gia hoàn toàn vào hoạt động, phát huy được tiềm năng của bản thân và đạt được mục tiêu giáo viên đã đề ra.

Thư viện “Đọc vui – Vui học” cần được khuyến khích sử dụng rộng rãi không chỉ trong các cơ sở giáo dục dành cho học sinh khuyết tật mà nên được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông cũng như trong các gia đình, thúc đẩy tiếp cận với nguồn sách, phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ cũng như phát triển khả năng đọc cho các em.

                                                                                  ThS. Phạm Trang

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới