TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ “PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG KỸ NĂNG CHƠI TƯƠNG TÁC VÀ KỸ NĂNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CHO TRẺ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN” TẠI BÌNH ĐỊNH

05 tháng 10/2024

Với nguồn tài trợ từ USAID, tổ chức CRS đang thực hiện dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” tại Bình Định và Kon Tum (Dự án Hòa nhập 2b) cùng hợp tác với Tổ chức HI. Trong quá trình thực hiện dự án Hòa nhập 2b, tổ chức CRS đang xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động tại hai tỉnh Bình Định và Kon Tum bao gồm các hoạt động khám sàng lọc và đánh giá nhu cầu cho người khuyết tật, tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên địa phương và các hoạt động hướng dẫn kĩ năng chăm sóc tại nhà cho người khuyết tật.

Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2024, tổ chức CRS đã tổ chức hoạt động khám sàng lọc và đánh giá nhu cầu về chăm sóc và can thiệp giáo dục đặc biệt cho trẻ có nghi ngờ khuyết tật tại các xã dự án thuộc huyện Phù Mỹ và Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Trong đó, tại huyện Tây Sơn có 79 trẻ, Phù Mỹ có 88 trẻ được đưa vào chương trình can thiệp về giáo dục đặc biệt cho trẻ có rối loạn phát triển sau đợt khám.

Nhằm nâng cao kỹ năng chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ có rối loạn tại gia đình sau kết quả khám sàng lọc, trong khuôn khổ hoạt động dự án trong các ngày từ 12 – 15/6 và 8/7 – 14/7/2024, tổ chức CRS phối hợp với các nhà chuyên môn đến từ Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia và Trường chuyên biệt Hi Vọng Quy Nhơn, Bình Định đã triển khai tập huấn cho cha mẹ, người chăm sóc về các kỹ năng chơi tương tác và kỹ năng sinh hoạt hàng ngày cho trẻ rối loạn phát triển.

Media/1_TH1058/Images/451311569-1055031709961480-8860406801596719690-n.jpg

Hình 1: TS. Trần Thị Thư phân tích về việc sử dụng đồ chơi trong khi chơi cùng trẻ có rối loạn phát triển.

Dưới sự dẫn dắt của các nhà chuyên môn, các phụ huynh/người chăm sóc đã tích cực lắng nghe, trao đổi, chia sẻ các nội dung phát triển kỹ năng chơi tương tác và kỹ năng sinh hoạt hàng ngày cho trẻ rối loạn phát triển. Bên cạnh đó, các phụ huynh/người chăm sóc đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ thực hành cùng trẻ theo từng nhóm về mức độ chơi, phát triển các trò chơi, hỗ trợ trẻ trong quá trình chơi, phân tích các bước dạy trẻ kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như: rửa mặt, đi tất – đi giày, nhặt rau, gọt củ quả, cắm cơm...

Media/1_TH1058/Images/451417503-1055031776628140-1228736862234473434-n.jpg
Media/1_TH1058/Images/451126094-1055031729961478-8036627700884046644-n.jpg
Media/1_TH1058/Images/451366067-1055031826628135-9083309333121655799-n.jpg

Hình 2: Phụ huynh chơi cùng trẻ

Media/1_TH1058/Images/451540882-1055031743294810-5499065074957443050-n.jpg

Hình 3: Ths. Nguyễn Trọng Dần làm mẫu chơi tương tác với trẻ trẻ rối loạn phát triển.

Sau 2 ngày tập huấn cho mỗi xã vùng dự án, phụ huynh/người chăm sóc ở các xã vùng dự án của 2 huyện đã xác định được vai trò, ý nghĩa, nội dung, phương pháp phát triển kỹ năng chơi tương tác và kĩ năng sinh hoạt hàng ngày cho trẻ rối loạn phát triển tại gia đình. Đặc biệt có những phụ huynh/người chăm sóc cũng như trẻ đã về áp dụng ngay về kỹ năng chơi tương tác ngay sau ngày tập huấn đầu tiên và đến lớp chia sẻ lại niềm vui và áp dụng việc chơi cùng con tại gia đình.  

Trong thời gian tiếp theo, phụ huynh/người chăm sóc sẽ tiếp tục được hỗ trợ bằng các khóa tập huấn về kỹ năng hỗ trợ trẻ có rối loạn phát triển học tập, hỗ trợ hành vi/cảm xúc tích cực tại nhà.

                                         TS. Trần Thị Thư

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới