- Buổi gặp mặt Quỹ Toàn cầu dành cho Trẻ khiếm thính, học viên và cha mẹ trẻ khiếm thính tại Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia
- KỶ NIỆM NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 TẶNG QUÀ CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI HƯNG YÊN
- CHÀO MỪNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 “Tôn vinh nghị lực – Thúc đẩy hòa nhập – Hành động vì một xã hội không rào cản”
- THÔNG TIN HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI HÒA BÌNH ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ QUỸ THIỆN TÂM
- Khánh thành nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo của LEGO tại Bình Dương
- Hãy chung tay vì một cộng đồng thân thiện với Người tự kỉ
- 1,909
- 219
- 20,333
- 78,165
- 3,966,919
Tập huấn Hỗ trợ hành vi tích cực tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Phú Yên
01 tháng 04/2024
Ngày 25 và 26/3/2024, TS. Mai Thị Phương, cán bộ Nghiên cứu phòng giáo dục Người rối loạn phát triển đã có 2 ngày chia sẻ về Hỗ trợ hành vi tích cực cho các cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Phú Yên. Can thiệp và hỗ trợ hành vi tích cực (Positive Behavior Interventions and Supports- PBIS) toàn trường là một mô hình nhiều cấp bậc về can thiệp và hỗ trợ hành vi tích cực để giúp các trường học trở nên hiệu quả hơn. Mô hình này thiết lập một nền văn hóa xã hội và các nguồn hỗ trợ hành vi cần thiết để cải thiện kết quả xã hội, cảm xúc, hành vi và học tập cho tất cả học sinh. Nhờ tính chất linh hoạt của mô hình mà PBIS có thể hỗ trợ các nhu cầu của học sinh, gia đình và cộng đồng.

Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
TS. Mai Thị Phương đã chia sẻ về 4 nội dung chính:
- Những vấn đề chung về Hỗ trợ và can thiệp hành vi tích cực - PBIS
- Thành lập nhóm lãnh đạo
- Hỗ trợ phòng ngừa (cấp độ 1)
- Chiến lược hỗ trợ và can thiệp hành vi tích cực
Trong 2 ngày tập huấn, các cán bộ giáo viên, nhân viên của trung tâm đã rất tích cực và hăng say chia sẻ và đưa ra các chiến lược để giúp đưa ra kỳ vọng cho toàn trường, xây dựng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh, giữa cán bộ quản lí với nhân viên, giữa nhân viên với quản lí, mỗi quan hệ giữa các đồng nghiệp. Với các lí thuyết mà TS. Mai Phương chia sẻ, các thầy cô giáo của Trung tâm cũng đã áp dụng để đưa ra các chiến lược hỗ trợ cho các trường hợp học sinh cụ thể.

Bức ảnh kỉ niệm trước cửa chính của Trung tâm
Chúng tôi hi vọng rằng, với những kiến thức đã được chia sẻ về Hỗ trợ và can thiệp hành vi tích cực, các thầy cô giáo của trung tâm sẽ áp dụng và đạt được hiệu quả công việc dạy và học tốt hơn nữa. Và trung tâm Giáo dục đặc biệt quốc gia cũng rất mong muốn được chia sẻ những kiến thức này cho nhiều trường và trung tâm trên cả nước vì mục tiêu chung nhằm giúp học sinh khuyết tật nói riêng, trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt nói chung và mọi trẻ em được học tập hạnh phúc trong một môi trường đầy sự tích cực và được khuyến khích để mọi trẻ em đều được phát triển tốt nhất.