- TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT QUỐC GIA CÓ BUỔI LÀM VIỆC CÙNG NISAI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHO TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT
- TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT QUỐC GIA CÓ BUỔI LÀM VIỆC CÙNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- HỘI THẢO QUỐC TẾ HƯỚNG TỚI CẢI THIỆN TIẾP CẬN VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DÀNH CHO NGƯỜI ĐIẾC HÃY NẮM TAY NHAU- LET US UNITE
- HỘI THẢO “HƯỚNG TỚI CẢI THIỆN TIẾP CẬN VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DÀNH CHO NGƯỜI ĐIẾC” NGÀY THỨ HAI
- Hội thảo “Hướng tới cải thiện tiếp cận và chất lượng giáo dục dành cho người điếc”
- Sự kiện Nghe bằng Mắt 7
- 14,446
- 5,333
- 89,468
- 165,309
- 1,287,384
TẬP HUẤN “PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT PHÁT TRIỂN” TẠI ĐÀ NẴNG
07 tháng 06/2024
Một trong những điểm nhấn của dự án “Tăng cường quyền tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật dựa vào cộng đồng tại miền Trung Việt Nam – giai đoạn 2023 – 2025” là chuỗi hoạt động tập huấn bổ sung kiến thức cho giáo viên và nhân viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật phát triển. Hoạt động được triển khai với mục đích tăng cường năng lực cho giáo viên và nhân viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật phát triển.
Trong thời gian cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2024, tổ chức Medipeace đã phối hợp với nhóm chuyên gia đến từ Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc Gia (NCSE) tổ chức khóa tập huấn “Phát triển kỹ năng xã hội cho học sinh Khuyết tật Phát triển” cho 20 cán bộ, giáo viên của Trường chuyên biệt Tương Lai Đà Nẵng. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa (Giám đốc NCSE) và ThS. Lê Thị Tâm (Trưởng phòng chuyên môn NCSE) là hai giảng viên chính phụ trách hoạt động tập huấn chuyên đề này.
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy có tới 60% học viên chưa từng tham gia tập huấn liên quan đến phát triển kỹ năng xã hội. Số lượng học viên còn lại tham gia trung bình từ 1 – 2 khóa tập huấn, nhưng thời gian tập huấn đã lâu và chưa được cập nhật những kiến thức mới. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho nhóm học viên trong việc triển khai hoạt động dạy học kỹ năng sống nói chung và kỹ năng xã hội nói riêng cho học sinh khuyết tật phát triển, ví dụ: chưa biết xác định kỹ năng xã hội cần thiết để dạy cho học sinh, chưa sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học, chưa biết lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung dạy học...Dựa trên kết quả khảo sát ban đầu và nhu cầu thực tế của nhà trường, nhóm giảng viên xác định sẽ trang bị những kiến thức và kỹ năng nền tảng về kỹ năng xã hội cho các học viên trong 02 khóa tập huấn này.
Trong khóa tập huấn đầu tiên (được triển khai vào ngày 30 – 31/5/2024), nhóm giảng viên tập trung trang bị lý thuyết cơ bản về kỹ năng xã hội cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Cụ thể: khái niệm về kỹ năng xã hội, cách phân loại kỹ năng xã hội, 04 quy luật trong giáo dục kỹ năng xã hội, sự phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ nhỏ nói chung và học sinh khuyết tật phát triển nói riêng. Đặc biệt, nội dung về “phát triển kỳ vọng và xây dựng môi trường học tập tích cực” được nhóm giảng viên dành nhiều thời gian để chia sẻ và hướng dẫn cho các học viên. Sau khi thảo luận, nhóm học viên đã xác định được những kỳ vọng cụ thể cần được áp dụng cho học sinh trong nhà trường của mình.
Hình 2: Sản phẩm sau thảo luận của học viên về việc xây dựng những kỳ vọng cụ thể cho học sinh khuyết tật phát triển trong nhà trường |
Ở khóa tập huấn thứ hai (được triển khai vào ngày 04 – 05/6/2024), học viên trong lớp tập huấn được trang bị những kỹ năng cụ thể liên quan đến việc cấu trúc hòa môi trường và hình ảnh hóa thông tin. Nắm vững những kỹ năng quan trọng này chính là cơ sở để giáo viên có thể phát triển một môi trường học tập tích cực, an toàn, dễ tiếp cận – tiếp nhận thông tin và tăng cường những hành vi ứng xử tích cực, độc lập cho học sinh khuyết tật phát triển. Sau hoạt động thực hành, nhóm giảng viên đã xác lập với nhà trường một số hoạt động cấu trúc hóa môi trường cần được triển khai trong thời gian tới, bao gồm: dán nhãn vào tất cả các khu vực chức năng trong nhà trường, thiết kết lại bảng tên lớp học, xây dựng hệ thống hình ảnh mô phỏng hoạt động học tập hàng ngày của học sinh, thiết kế lại bảng nội quy và khen thưởng học sinh trong mỗi lớp học....
Một số chiến lược đặc thù về phát triển kỹ năng xã hội cho học sinh khuyết tật phát triển sẽ tiếp tục được trang bị cho cán bộ và giáo viên của nhà trường trong năm dự án tiếp theo (năm 2025). Dự án tin tưởng rằng, sau khóa tập huấn, các cán bộ, giáo viên tại trường chuyên biệt Tương Lai Đà Nẵng sẽ có thể ứng dụng những kiến thức và kỹ năng cốt lõi về kỹ năng xã hội được giới thiệu trong khóa tập huấn lần này. Nhờ đó, một môi trường học tập tích cực, có khả năng kích thích và tăng cường những hành vi ứng xử phù hợp của học sinh khuyết tật phát triển sẽ được thiết lập hiệu quả trong nhà trường.