THẢO LUẬN VỀ SẢN XUẤT SÁCH CHỮ NỔI CỦA SÁCH GIÁO KHOA

20 tháng 01/2024

Ngày 17 tháng 1 năm 2024, đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt nam đã có buổi thảo luận với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về việc sản xuất sách chữ nổi của sách giáo khoa dành cho cho học sinh có khuyết tật nhìn.

Từ năm 2020 đến nay, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chủ trì và phối hợp với các cơ sở giáo dục trẻ em khuyết tật nhìn trên cả nước tiến hành chuyển đổi các bộ sách giáo khoa lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 dưới sự tài trợ của Quỹ Thiện Tâm, tập đoàn Vingroup. Các bộ sách chuyển đổi đã được học sinh khuyết tật nhìn sử dụng trên toàn quốc và góp phần tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi trẻ em.

Năm 2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức giao nhiệm vụ sản xuất sách chữ nổi của sách giáo khoa cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sau nhiều trao đổi, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chính thức tổ chức buổi thảo luận nhằm đi đến những thống nhất chung trong quá trình sản xuất sách cho học sinh khuyết tật nhìn.

Tham dự buổi thảo luận, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS Tạ Ngọc Trí, trưởng ban Chỉ đạo Giáo dục trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Viện trưởng GS.TS Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng PGS.TS Mai Văn Trinh trực tiếp tham dự buổi thảo luận. Bên cạnh đó, có sự tham gia của đại diện Phòng Quản lý Khoa học- Viện KHGD Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia. Về phía Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, đại diện tham dự có ông Lê Hoàng Bách- Tổng Giám đốc Nhà xuất bản, ông Phạm Vĩnh Thái- Tổng biên tập và bốn Phó tổng biên tập cùng tham dự.

Đại diện Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia chia sẻ về kết quả thực hiện chuyển đổi sách, những thuận lợi và khó khăn của quá trình chuyển đổi.

Trong đó, quy trình làm sách gồm có các bước:

Bước 1. Phần chữ: gõ lại từ SGK hiện hành và chuyển đổi sang chữ nổi thông qua phần mềm Duxbury (nhưng có nhiều kí hiệu không giống nhau nên chuyển chữ sau đó công thức và nhiều những ký hiệu không giống nhau sẽ gõ lại và hiệu chỉnh);

Bước 2. Dãn dòng và dàn trang để tạo không gian cho hình. Chia quyển;

Bước 3. Làm chế bản hình với các trang chưa hình: 1 trang nhiều hình và 1 hình nhiều trang;

Bước 4. In: in cotton với trang chữ và in nhiệt với trang chứa hình (có thể bao gồm phần chữ); (từ lớp 1-3 in nhiệt toàn bộ.

Bước 5. Đóng bìa sách và hoàn thiện sách.

Kết quả thực hiện chuyển đổi đến thời điểm hiện tại:

Sản phẩm: chuyển đổi 03 bộ Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh Diều và Chân trời sáng tạo, trong đó:

          + Lớp 1, lớp 2: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, Tiếng Anh, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức.

          + Lớp 6: Ngữ Văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục công dân, Công nghệ, Lịch sử và Địa lý.

+ Lớp 3, 7, 10: Chuyển đổi 03 bộ SGK: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh Diều và Chân trời sáng tạo với tất cả các môn học.

Trong quá trình chuyển đổi sách, các đơn vị trường có kinh nghiệm chuyển đổi sách phối hợp chặt chẽ với trung tâm GDĐB Quốc gia trong quá trình triển khai. Tuy nhiên người làm kiêm nhiệm, kinh phí thấp, máy móc thiết bị vô cùng hạn chế. Làm xong chế bản nhưng không có kinh phí in nên sách chưa đến được với học sinh.

Kết thúc buổi thảo luận, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ trình phương án phối hợp để đảm bảo quyền được tiếp cận sách giáo khoa chữ nổi cho học sinh khuyết tật nhìn trên cả nước.

Một số hình ảnh buổi thảo luận:

Media/1_TH1058/Images/z5089467224191-606177938da5d5a0b57fcf5e160d5847.jpg
Media/1_TH1058/Images/z5089467524305-73abfe60e2ef2eec3dbd0a6a034ba508.jpg

 

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới