- KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỖ TRỢ HÀNH VI TÍCH CỰC CHO HỌC SINH CÓ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN HỌC LỚP 1 HÒA NHẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- THÔNG TIN KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỖ TRỢ HÀNH VI TÍCH CỰC TẠI HÀ NỘI
- KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỖ TRỢ HÀNH VI TÍCH CỰC TẠI HÒA BÌNH
- KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỖ TRỢ HÀNH VI TÍCH CỰC TẠI TỈNH BẮC KẠN
- Kêu gọi ủng hộ chữa bệnh cho bé Sunsilk, con anh chị khiếm thị Hùng Xuân
- Thông tin thực hiện khảo sát đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh tại Bắc Giang
- 2,848
- 2,053
- 13,377
- 56,162
- 3,783,995
THÔNG TIN KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỖ TRỢ HÀNH VI TÍCH CỰC TẠI HÀ NỘI
29 tháng 03/2025
Từ ngày 20/03/2025 đến ngày 21/03/2025, nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ, mã số B2024.VKG.11: "Vận dụng mô hình PBIS hỗ trợ học sinh lớp 1 có rối loạn phát triển học hòa nhập", Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE) đã tiến hành khảo sát thực trạng tại 6 trường tiểu học trên địa bàn huyện Sóc Sơn và quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Hình 1. Các giáo viên và phụ huynh tại một trường tiểu học tại Hà Nội
tham dự khảo sát
Khảo sát này là một nghiên cứu thực trạng của đề tài, được tiếp tục thực hiện sau khi đã tiến hành khảo sát tại 2 địa phương là Hòa Bình và Bắc Cạn. Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- 117 ý kiến từ giáo viên giảng dạy học sinh lớp Một có rối loạn phát triển (RLPT)
- 25 ý kiến từ phụ huynh có con RLPT học hòa nhập
- 18 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh RLPT
- 6 cuộc thảo luận nhóm với giáo viên giảng dạy học sinh lớp Một có RLPT
- Quan sát trực tiếp 6 tiết học có sự tham gia của học sinh lớp Một có RLPT
- Thu thập 6 bảng thống kê từ cán bộ quản lý về thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hỗ trợ hành vi tích cực cho học sinh.
Hình 2. Một giờ dạy học của Giáo viên tại trường tiểu học ở Hà Nội
Khảo sát cho thấy 03 vấn đề nổi bật: 1) Số lượng học sinh có RLPT ngày càng tăng trong những năm gần đây; 2) Giáo viên và phụ huynh hiện nay đang tự tìm cách để hỗ trợ hành vi tích cực cho học sinh; 3) Các giáo viên cũng như phụ huynh chưa được tham gia các lớp tập huấn hoặc các chuyên đề về Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật hoặc hỗ trợ hành vi tích cực PBIS. Vậy nên, hầu hết giáo viên và phụ huynh đều mong muốn được tập huấn nâng cao chuyên môn và kiến thức về hỗ trợ học sinh tại trường và tại nhà. Đây sẽ là căn cứ thực tiễn rất tốt để đề tài có những đề xuất quan trọng trong xây dựng các biện pháp giúp cho giáo viên và phụ huynh hỗ trợ hành vi tích cực hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh có RLPT học hòa nhập để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” với cả học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Người viết
Mai Phương