- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 1,073
- 1,504
- 1,504
- 146,206
- 2,201,310
Thông tin tập huấn Nâng cao năng lực cho Nghiên cứu viên của Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia – Ngày thứ nhất
08 tháng 08/2023
Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực về giáo dục đặc biệt cho Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia, Việt Nam” được hỗ trợ bởi KOICA, tổ chức Angles’ Haven và trường Đại học Konyang, tập huấn Nâng cao năng lực cho Nghiên cứu viên của Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE) sẽ được tiến hành từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 8 năm 2023. Trong ngày thứ nhất (7/8/2023), các cán bộ nghiên cứu của NCSE được tập huấn về hai nội dung: Phương pháp giảng dạy theo từng loại hình khuyết tật và Mô hình giảng dạy – học tập Toán phù hợp với các nhóm học tập đa dạng của lớp hòa nhập.
GS. Lee Pil Sang, Đại học Konyang, đã tập huấn chuyên đề “Phương pháp giảng dạy theo từng loại hình khuyết tật” tập trung vào Công nghệ hỗ trợ cho các dạng khuyết tật. Công nghệ hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng không chỉ giúp học sinh khuyết tật có được những kĩ năng cần thiết trong sinh hoạt cơ bản mà con cả trong lĩnh vực vui chơi giải trí, học tập, di chuyển... Bên cạnh đó, công nghệ hỗ trợ còn giúp các em cải thiện và nâng cao năng lực của bản thân. Tại Hàn Quốc, những điều luật liên quan đến công nghệ hỗ trợ cho học sinh khuyết tật được quy định trong “Đạo luật về Giáo dục đặc biệt dành cho học sinh khuyết tật”. Đây là một nội dung rất thú vị và hấp dẫn với các cán bộ nghiên cứu của NCSE. Chúng tôi hi vọng rằng trong tương lai gần, chúng tôi sẽ tìm thêm được dự án/ đề tài cấp quốc gia để phát triển thêm nhiều công nghệ hỗ trợ cho người khuyết tật Việt Nam giúp các em sẽ có thêm những thiết bị học tập, thiết bị hỗ trợ để học tập, tham gia hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
Hình 1. GS. Lee Pil sang và Nhóm chuyên gia của NCSE
GS. Oh Se Woong, Đại học Gaya, đã tập huấn chuyên đề “Mô hình giảng dạy – học tập Toán phù hợp với các nhóm học tập đa dạng của lớp hòa nhập. Giáo sư chia sẻ về các nội dung: Các nguyên tắc giảng dạy – học tập môn Toán và Các mô hình học tập (học hình thành khái niệm, học phát hiện nguyên lí, học giải quyết vấn đề, họ theo trình độ, học theo mô hình hợp tác). Các lí thuyết mà giáo sư Oh chia sẻ rất hữu ích để chúng tôi hoàn thiện tài liệu hướng dẫn cũng như tài liệu dạy học bổ trợ cho học sinh khuyết tật ở Việt Nam.
Hình 2. GS. Oh Se Woong và Nhóm chuyên gia của NCSE
Chúng tôi hi vọng rằng: Nhờ có sự hỗ trợ của tổ chức Angles’ Haven và các chuyên gia đến từ Trường đại học Konyang, đại học Gaya, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia sẽ sớm hoàn thiện được các cuốn tài liệu hướng dẫn cho các môn học cũng như nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại Việt Nam.
TS. Mai Thị Phương