- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 988
- 1,419
- 1,419
- 146,121
- 2,201,225
Thông tin về Seminar Khoa học thuộc đề tài V2022-08
11 tháng 10/2023
Ngày 09 tháng 10 năm 2023, tại phòng họp Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia, trụ sở 62 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội; đề tài V2022 - 08 do TS. Mai Thị Phương làm chủ nhiệm đã tổ chức Seminar khoa học nhằm: 1) Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng và nhu cầu về thiết bị dạy học cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 4 địa phương Hà Nội, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Hồ Chí Minh; 2) Báo cáo kiến nghị việc sử dụng và nhu cầu về trang thiết bị dạy học tại các trường chuyên biệt tại Việt Nam đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh 1. TS. Mai Thị Phương giới thiệu về đề tài V2022-08
Với mục tiêu “Phân tích được thực trạng thiết bị dạy học và nhu cầu về thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường chuyên biệt (cho một dạng tật - rối loạn phổ tự kỷ) ở Việt Nam”, đề tài đã chỉ ra được những thực tế nổi bật như sau:
- Hiện nay các trường, trung tâm đã có một số thiết bị đồ dùng dạy học chung dành cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các thiết bị dạy học đặc thù dành cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ chưa có nhiều. Các thiết bị đồ dùng dạy học hiện có mới chỉ đáp ứng được một phần việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh có rối loạn phổ tự kỉ.
- Thiết bị đồ dùng dạy học cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ được đánh giá cao về vai trò và sự cần thiết trong nhà trường, lớp học. Các thiết bị dạy học đặc thù thường được sử dụng trong lớp học có học sinh rối loạn phổ tự kỉ là bảng nội quy, bảng dính, thẻ giao tiếp, đồng hồ báo thức. Những thiết bị này cũng chứng tỏ được sự hiệu quả trong việc hỗ trợ học sinh học tập.
- Khi sử dụng những đồ dùng dạy học hiện có trong dạy học sinh rối loạn phổ tự kỉ cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Các thuận lợi bao gồm: đã có danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho học sinh phổ thông, sự sẵn sàng tạo điều kiện mua sắm thiết bị của nhà trường và sự sẵn sàng sử dụng thiết bị trong các giờ học của giáo viên. Tuy nhiên khó khăn vẫn còn nhiều, cụ thể là các thiết bị dạy học có sẵn chưa phù hợp với học sinh, sự thiếu hụt các thiết bị đồ dùng dạy học đặc thù, thiếu các tài liệu hướng dẫn sử dụng và làm thiết bị đồ dùng dạy học đặc thù.
- Nhu cầu về thiết bị dạy học đặc thù cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ là rất lớn. Nhu cầu này bao gồm cần có Danh mục thiết bị dạy học đặc thù cho học sinh rối loạn phát triển; Bổ sung thêm các thiết bị dạy học đặc thù liên quan đến vận động, âm nhạc, điều hòa cảm giác, thiết bị tăng cường sự tập trung chú ý và các video, tranh ảnh; Nhu cầu cần có sách giáo khoa, sách bổ trợ được thiết kế phù hợp với học sinh rối loạn phổ tự kỉ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; Nhu cầu về tài liệu hướng dẫn sử dụng và làm thiết bị dạy học đặc thù cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ; Nhà trường và giáo viên cũng đề xuất được cấp kinh phí để mua sắm các thiết bị dạy học đặc thù bên cạnh các thiết bị dạy học tối thiểu đã có ở các lớp học.
Ảnh 2. ThS. Trịnh Thị Thu Thanh báo cáo thực trạng đề tài
Hiện nay, đề tài V2022-08 đã nhận được các góp ý từ Hội đồng khoa học của NCSE và các thành viên của Trung tâm, nhóm đề tài sẽ tiếp tục hoàn thiện 02 sản phẩm đã báo cáo. Nhóm đề tài rất mong đây sẽ là bước khởi đầu để có thể thực hiện những đề tài cấp lớn hơn, từ đó có thể hiện thực hóa những đề xuất của cán bộ quản lí và giáo viên nhằm hỗ trợ học tập suốt đời cho học sinh có rối loạn phổ tự kỉ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung.
Tác giả: TS. Mai Thị Phương