Tọa đàm khoa học chủ đề “Phát triển chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam – Thực trạng và Định hướng”

05 tháng 10/2022

Sáng ngày 03 tháng 10 năm 2022, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia kết hợp với tổ chức Angels’ Haven Hàn Quốc đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học mang tên: Phát triển chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam – Thực trạng và Định hướng”. Buổi tọa đàm khoa học nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực giáo dục đặc biệt Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia”.

Media/1_TH1058/Images/seminar-1.jpg

Ban chủ tọa điều khiển buổi tọa đàm gồm TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Giám đốc trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc giaPGS.TS. Phạm Minh Mục – Cố vấn cao cấp, trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia. Tham dự trực tiếp tại buổi tọa đàm có đại diện của Bộ giáo dục và Đào tạo, hiệp hội của và vì Người khuyết tật, hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAFA), một số trường đại học có đạo tạo về giáo dục đặc biệt (Đại học Konyang Hàn Quốc, Đại học Thủ Đô, Đại học Sư Phạm Hà Nội); và đại diện ban lãnh đạo các cơ sở giáo dục cho người khuyết tật ở cả ba vùng miền của Việt Nam.

Media/1_TH1058/Images/seminar-2.jpg

đầu buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Văn Hưng trình bày kết quả nghiên cứu “Thực trạng sử dụng chương trình chuyên biệt cho học sinh khuyết tật”.  Nội dung báo cáo tập trung vào hai nội dung sau:

Tổng quan khảo sát: khảo sát được tiến hành tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt, hòa nhập, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (HTPTGDHN) các tỉnh ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Sơn La, Vĩnh Long, HCM.

Kết quả nghiên cứu thực trạng: Các trường hòa nhập còn gặp khó khăn trong điều chỉnh chương trình giáo dục cho học sinh khuyết tật, các trung tâm/trường chuyên biệt không có sách giáo khoa để thực hiện chương trình giáo dục chuyên biệt; giáo viên còn thụ động trong việc xây dựng CTGD cho học sinh khuyết tật; kế hoạch dạy học và giáo dục từng tuần cho học sinh khuyết tật chưa được coi trọng và thực hiện chi tiết; các sự kiện cho Người khuyết tật chưa thực sự được chú ý triển khai;….

Tiếp sau bài trình bày của TS. Nguyễn Văn Hưng, GS.TS. Lee Pil Sang, Trường Đại học Konyang – Hàn Quốc chia sẻ “kinh nghiệm phát triển chương trình Giáo dục Đặc biệt tại Hàn Quốc. Bài trình bày của giáo sư nhấn mạnh đến ba nội dung sau:

Media/1_TH1058/Images/seminar-4.jpg

Chương trình giáo dục đặc biệt (GDĐB) của Hàn Quốc kéo dài 6 năm cấp I, 3 năm cấp II và 3 năm cấp III. Trong đó, 9 năm đầu (tiểu học và THCS) là cấp học bắt buộc và được hỗ trợ kinh phí bởi chính phủ. Chương trình giáo dục cơ bản được xây dựng để áp dụng cho học sinh khuyết tật có nhiều khó khăn, không thể học theo chương trình giáo dục phổ thông thông thường. Chương trình GDĐB Hàn Quốc được xây dựng dựa trên Luật của người khuyết tật, dành cho học sinh khuyết tật có nhu cầu tham gia giáo dục, là chương trình giáo dục cấp quốc gia từ cấp Mẫu giáo đến Trung học phổ thông. Phát triển chương trình cần sự tham gia của nhiều chuyên gia và nhà chuyên môn và thông qua nhiều giai đoạn. Trong đó, cần có sự kết hợp chương trình giáo dục phổ thông và chương trình giáo dục cơ bản sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh.

Media/1_TH1058/Images/seminar-3.jpg

Một số điều cần cân nhắc và lưu ý khi xây dựng chương trình giáo dục đặc biệt tại Việt Nam: Xây dựng chương trình cần dựa trên khía cạnh nhân quyền của học sinh; Xem xét nên chương trình tập trung dạy theo kĩ năng hay theo hướng giải quyết nhiệm vụ trong chương trình phổ thông; và lựa chọn người tham gia phát triển chương trình đủ tầm, đủ trình độ để có thể đóng góp hữu ích cho việc phát triển chương trình.

Media/1_TH1058/Images/seminar-5.jpg
Media/1_TH1058/Images/seminar-6.jpg

Ths. Lê Thị Tâm

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới