Tọa đàm tham vấn, xin ý kiến về một số nội dung chính của quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

11 tháng 10/2023

Hiện nay, đngày càng đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, Đảng và Nhà nước ta đã nghiên cứu và đề xuất những chiến lược nhằm tiến đến xây dựng một hệ thống cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo gục hòa nhập.

Để thực hiện được chiến lược này, Bộ Giáo dục và Đào tạo với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh – Trưởng ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã tổ chức buổi tọa đàm để xin ý kiến các chuyên gia ở các bộ ban ngành, các nhà khoa học, nhà giáo về việc quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục này.

Buổi tọa đàm diễn ra vào chiều ngày 06 tháng 10 năm 2023 tại Hội trường A, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội với sự tham gia của gần 40 đại biểu.

Media/1_TH1058/Images/2d3d22f9-9/picture1.jpg

Tại buổi toạn đàm, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đã nêu nhiệm vụ quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được chính phủ phê duyệt. Hệ thống này sẽ góp phần đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng đối với người khuyết tật nói chung, trong đó có trẻ khuyết tật nói riêng.

Media/1_TH1058/Images/91cfd497-c/picture2.jpg

Buổi tọa đàm lắng nghe 02 báo cáo từ đại diện nhóm nghiên cứu gồm: 01 báo cáo Báo cáo về thực trạng các CSGD chuyên biệt đối với người khuyết tật và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập của TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia; và 01 báo cáo về nội dung chính của Quy hoạch hệ thống CSGD đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do GS. TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt nam trình bày.

Media/1_TH1058/Images/de777ef0-6/picture3.jpg

Sau khi nghe báo cáo, các đại biểu đến từ các Bộ/ ngành khác nhau lần lượt cho ý kiến đóng góp. Trong đó, đáng chú ý có đóng góp của PGS.TS Nguyễn Đức Minh – Nguyên phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về việc dự thảo quy hoạch cần được xây dựng dựa trên xu thế của thế giới, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam. Mặc dù hiện nay nhiều cơ sở giáo dục trực thuộc các đơn vị quản lí khác nhau, nhưng ngành giáo dục có trách nhiệm trong việc quản lí chuyên môn về giáo dục người khuyết tật.

Media/1_TH1058/Images/81ce3dca-b/picture4.jpg

PGS. TS Nguyễn Xuân Hải – trưởng phòng Quản lí đào tạo và công tác học sinh, sinh viên đã nêu rõ phương án phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh nguồn giáo viên giáo dục đặc biệt được đào tạo từ các khoa giáo dục đặc biệt trên cả nước còn thiếu thốn.

Media/1_TH1058/Images/e5d4afa2-9/picture5.jpg

TS. Đỗ Thị Thảo – trưởng khoa Giáo dục Đặc biệt – trường Đại học sư phạm Hà Nội nhấn mạnh đến việc bổ sung căn cứ về thực trạng cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật để có những dự báo cụ thể và phù hợp hơn cho dự thảo quy hoạch.

 

Media/1_TH1058/Images/d9f95489-a/picture6.jpg

Bên cạnh đó là ý kiến đóng góp quý báu của TS. Trần Ngọc Nghị - trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục quản lí khám chữa bệnh, Bộ Y tế về 6 trụ cột mà Bộ Y tế luôn nhắm đến và mong muốn Bộ Giáo dục có những phối hợp để việc quy hoạch hoàn thiện hơn.

Tọa đàm cũng được nghe ý kiến từ ông Trần Đức Huân – chuyên viên cao cấp, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài nguyên và Môi trường, bà Vũ Thị Quỳnh Hương – Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; bà Nguyễn Thị Thu Hà đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ngoài ra, các ý kiến đóng góp khác của các nhà khoa học, các nhà giáo đã góp phần giúp nhóm nghiên cứu có thêm những cơ sở để hoàn thiện bản dự thảo.

Kết thúc buổi tọa đàm, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh yêu cầu nhóm nghiên cứu tổng hợp các ý kiến, ghi nhận sự đóng góp tích cực từ các đại biểu. Thứ trưởng nhấn mạnh, vấn đề quy hoạch là cấp thiết cho nên cần phải có sự tham gia của các bộ/ngành và đảm bảo tính khả thi để cho người khuyết tật Việt Nam được hưởng quyền lợi tốt đẹp nhất.

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới