- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 1,148
- 1,579
- 1,579
- 146,281
- 2,201,385
Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia chúc mừng 55 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam
21 tháng 04/2024
Ngày 17/4/2024, Hội người mù Việt Nam tổ chức kỉ niệm 55 năm thành lập (17/4/1969 – 17/4/2024). Tham dự trực tiếp tại lễ kỉ niệm có các đồng chí từ Ban Dân vận Trung ương, Văn Phòng Chính phủ, đại diện các Bộ, Ngành, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức của và vì người khuyết tật, các tổ chức phi chính phủ và đại diện các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành TW Hội, lãnh đạo 12 tỉnh/thành hội khu vực phía Bắc và 150 điểm cầu trực tuyến là đông đảo cán bộ, hội viên từ 58 tỉnh/thành hội và huyện hội trên toàn quốc.
Phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm, ông Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội khẳng định: Ngày 17/4/1969 là mốc son, dấu ấn lịch sử, bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển bình đẳng, hạnh phúc của người mù Việt Nam. Hội ra đời nhằm tập hợp người mù trên cả nước tham gia vào tổ chức Hội để được chăm lo đời sống, vật chất và tinh thần. Được học chữ, học nghề, tạo việc làm, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao… đã góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn đối với người mù của cộng đồng xã hội.
Ảnh: ông Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội phát biểu khai mạc
Diễn văn ôn lại truyền thống 55 năm ngày thành lập của Hội do đồng chí Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội trình bày một lần nữa khẳng định: Sự ra đời của Hội là một dấu ấn lịch sử, một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc của người mù. Hội đã thực sự là mái nhà chung, chỗ dựa tin cậy của người mù cả nước.
Với phương châm tự thân vận động, sự nghiệp của Hội phải do cán bộ, hội viên xây dựng nên, lấy con đường văn hoá, mở các lớp dạy chữ, dạy nghề để tập hợp hội viên, thành lập các tổ chức cơ sở, lấy lao động sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao đời sống người mù; đến nay, Hội đã có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trung ương tới địa phương với 58 tỉnh, thành có tổ chức Hội (trong đó có 4 đơn vị là thành viên liên kết), 426 Quận, Huyện hội, 532 Hội xã, phường, 3.124 Chi hội và 72.714 hội viên.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động - Thương binh và Xã hội” cho 16 cá nhân là các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, giáo viên công tác tại Văn phòng Trung ương Hội và Trung tâm Đào tạo cán bộ PHCN cho người mù.
Ảnh: 16 cá nhân nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Lao động - Thương binh và Xã hội”.