- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 3,475
- 2,668
- 21,296
- 143,885
- 2,198,989
TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT QUỐC GIA CÓ BUỔI LÀM VIỆC CÙNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
06 tháng 10/2024
Ngày 03/10/2024, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE) và TS. Nguyễn Văn Hưng trưởng phòng chuyên môn đã có buổi làm việc với Phòng Thí nghiệm Tương tác người máy, Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tại buổi gặp gỡ, PGS.TS. Lê Thanh Hà - trưởng Phòng Thí nghiệm Tương tác Người - Máy, và TS. Ngô Thị Duyên – Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghệ đã có bài trình về các công nghệ hỗ trợ được phát triển bởi Phòng Thí nghiệm Tương tác Người – Máy trong đó tập trung vào sử dụng công nghệ chuyển động mắt trong hỗ trợ người khó khăn về vận động, rối loạn phổ tự kỉ, rối loạn đọc, viết, tính toán; ứng dụng đối với trẻ điếc: Dịch tự động từ nói, chữ viết để xuất ra ký hiệu trên mô hình 3D.
Buổi họp tập trung vào việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt, trong đó ứng dụng công nghệ theo dõi chuyển động mắt được xem như một giải pháp đột phá.
Công nghệ này hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, như:
• Đưa ra yêu cầu trợ giúp khẩn cấp.
• Giao tiếp, tương tác mạng xã hội, viết và vẽ tranh.
• Hỗ trợ trẻ gặp rối loạn về đọc viết, số học, rối loạn phổ tự kỷ, trẻ điếc, và trẻ tăng động giảm chú ý.
Hệ thống BLife ứng dụng công nghệ theo dõi chuyển động mắt do Phòng thí nghiệm Tương tác người máy phát triển đã được cấp bằng sáng chế của Việt Nam và của Mỹ về giải pháp hỗ trợ người hạn chế khả năng vận động và giao tiếp có thể viết chữ, giao tiếp, vẽ tranh, tham gia mạng xã hộithông qua sử dụng chuyển động mắt.
Đại điện PTN Tương tác người máy cho biết nhóm nghiên cứu mong muốn phát triển phần mềm ứng dụng trong giáo dục đặc biệt, hiện đã và đang mở rộng triển khai theo hương này.
Trong quá trình làm việc, NCSE cũng thảo luận về việc áp dụng công nghệ 3D cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, thông qua các mô phỏng như “Môi trường Siêu thị” và “Môi trường lớp học” … giúp trẻ phát triển kỹ năng trong môi trường thực tế.
NCSE kỳ vọng hợp tác cùng PTN Tương tác người máy, Khoa CNTT, Đại học Công nghệ nhằm hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt, đồng thời tạo điều kiện để trẻ có nhu cầu đặc biệt tiếp cận và trải nghiệm các ứng dụng công nghệ, như công nghệ VR dành cho trẻ rối loạn tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý. Công nghệ "tương tác chuyển động mắt" (ET) cho trẻ rối loạn học tập…
Buổi làm việc đánh dấu một bước tiến trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa NCSE và PTN Tương tác người máy, Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, với mục tiêu cải thiện chất lượng giáo dục đặc biệt và cung cấp những giải pháp công nghệ tiên tiến cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Một số hình ảnh buổi làm việc:
Tác giả
Nguyễn Thị Hà