- Buổi gặp mặt Quỹ Toàn cầu dành cho Trẻ khiếm thính, học viên và cha mẹ trẻ khiếm thính tại Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia
- KỶ NIỆM NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 TẶNG QUÀ CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI HƯNG YÊN
- CHÀO MỪNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 “Tôn vinh nghị lực – Thúc đẩy hòa nhập – Hành động vì một xã hội không rào cản”
- THÔNG TIN HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI HÒA BÌNH ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ QUỸ THIỆN TÂM
- Khánh thành nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo của LEGO tại Bình Dương
- Hãy chung tay vì một cộng đồng thân thiện với Người tự kỉ
- 1,901
- 1,800
- 1,800
- 82,013
- 3,970,767
ĐÁNH GIÁ LẤY QUÁ TRÌNH LÀM TRỌNG TÂM
10 tháng 08/2023
Trong khuôn khổ chương trình tập huấn nâng cao năng lực giáo dục đặc biệt cho Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia tại Hà Nội, từ ngày 7 – 10/08/2023 thuộc hoạt động của Dự án “Nâng cao năng lực về giáo dục đặc biệt cho Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia” được hỗ trợ bởi KOICA, tổ chức Angles’ Haven và trường Đại học Konyang, hôm nay TS. Min Kang Ki đến từ Sở giáo dục Daegu – Hàn Quốc đã tập trung chia sẻ các vấn đề đánh giá lấy quá trình làm trọng tâm.
Đánh giá lấy quá trình làm trọng tâm là đánh giá trong đó đưa ra các phản hồi phù hợp bằng cách thu thập dữ liệu về sự thay đổi, tiến bộ của học sinh từ nhiều góc độ khác nhau trong quá trình dạy học và theo kế hoạch đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn cần đạt của chương trình giáo dục.
Đánh giá lấy quá trình làm trọng tâm giúp:
- Phát triển mô hình đánh giá: để hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng tiết học, không nhằm xếp hạng học sinh;
- Đưa ra các phản hồi phù hợp, thu thập thông tin từ nhiều góc độ khác nhau để thấu hiểu và xác định được khả năng của học sinh trong quá trình học tập;
- Liên kết chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và đánh giá với nhau.
Đánh giá lấy quá trình làm trọng tâm có 9 đặc điểm như sau: (1) Xây dựng tiêu chuẩn cần đạt; (2) Tìm hiểu sự thay đổi của tiết học thông qua việc liên kết chương trình giảng dạy – giảng dạy – đánh giá; (3) Là phương pháp đánh giá tổng hợp các đặc điểm đa dạng của học sinh; (4) Là đánh giá trong quá trình học tập của học sinh; (5) Là phương pháp đánh giá được thực hiện bất kỳ lúc nào trong giờ học; (6) Việc thu thập dữ liệu nên được đa dạng hóa bằng cách sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau; (7) Đa dạng hóa đối tượng đánh giá như giáo viên, bản thân học sinh, bạn học, giáo viên khác; (8) Nâng cao việc học tập của học sinh và tiết học của giáo viên thông qua việc phản hồi kịp thời và mang tính cá nhân; (9) Kết quả đánh giá được sử dụng cho mục đích hỗ trợ sự phát triển và tiến bộ của học sinh.
Như vậy có thể thấy đánh giá quá trình làm trọng tâm rất phù hợp trong việc đánh giá sự tiến bộ cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Quan điểm đánh giá này cho thấy sự đa dạng trong phương pháp, đối tượng đánh giá cho học sinh dựa trên các tiêu chuẩn cần đạt nhằm hướng đến hỗ trợ học sinh tiến bộ và phát triển.
Th.S Phạm Thị Trang