- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 392
- 47
- 47
- 144,749
- 2,199,853
Hỗ trợ phụ huynh theo dõi và đánh giá vốn từ vựng cho trẻ từ 1 – 6 tuổi theo các chủ đề giáo dục.
21 tháng 09/2021
Tg Nguyễn Thị Môn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình đánh giá trong giáo dục trẻ khuyết tật được xác định “là hoạt động thu thập và lí giải một cách có hệ thống những bằng chứng, như một phần của quá trình dẫn tới sự phát xét về giá trị theo quan điểm hoạt động” (Lê Văn Tạc, 2010). Trong giáo dục và hỗ trợ can thiệp trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, đánh giá là một hoạt động rất quan trọng. Để xây dựng một chương trình học phù hợp và chất lượng cho trẻ, hoạt động đánh giá nhằm xác định khả năng, nhu cầu của trẻ, tần suất can thiệp cho trẻ như thế nào là hợp lí, lựa chọn mục tiêu nào để xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ là phù hợp, đồng thời theo dõi sự tiến bộ của trẻ trong và sau khi can thiệp.
Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi ở trẻ là giai đoạn vàng giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ trong giai đoạn này có tác động to lớn tới khả năng học các kĩ năng và hòa nhập xã hội của trẻ. Vì vây, việc theo dõi đánh giá trẻ thường xuyên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Theo nhà giáo dục nổi tiếng Usinxki: “Ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và lại trở lại ngôn ngữ.”. Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của suy nghĩ và là công cụ của tư duy. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng... của các sự vật xung quanh. Từ đó, trẻ học được từ ngữ tương ứng. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành. Như vậy, vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, là phương tiện của giao tiếp và tư duy, cho nên việc xác định nhu cầu và phát triển vốn từ cho trẻ là rất cần thiết.
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỐN TỪ CỦA TRẺ TỪ 0 – 6 TUỔI
Theo đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ lứa tuổi mầm non - tác giả Đinh Hồng Thái đã đưa ra sự phát triển số lượng từ theo từng giai đoạn nhất định, đồng thời chỉ ra rằng số lượng từ vựng của trẻ tăng dần theo thời gian, tốc độ tăng vốn từ vựng ở mỗi độ tuổi là khác nhau và chậm dần theo độ tuổi: “cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 107%, cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi vốn từ tăng 40,58%, cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ tăng 10,40%, cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi vốn từ tăng 10,01%” (Đinh Hồng Thái, 2013). Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng vốn từ - theo Nguyễn Xuân Khoa. Các từ loại dần xuất hiện trong vốn từ của trẻ, ban đầu là danh từ, sau đó là động từ và tính từ, các từ loại khác xuất hiện muộn hơn. Đến 3-4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các từ loại. Tuy nhiên, tỷ lệ danh từ và động từ cao hơn nhiều so với các loại khác: Danh từ chiếm 38%, động từ 32%, còn lại là tính từ: 6, 8%, đại từ 3,1%; phó từ 7,8 %; tình thái từ :4, 7 %; quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện (số từ 2,5 %; quan hệ từ 1,7%). Giai đoạn 5 - 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ. Tỷ lệ danh từ và động từ giảm đi chỉ còn 50% nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên. Tính từ đạt tới 15%, quan hệ từ tăng lên đến 5,7%, còn lại là các loại từ khác. Vốn từ vựng của trẻ phụ thuộc vào những trải nghiệm của từng cá nhân với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của các chuyên gia trong nước (Đinh Hồng Thái; Lưu thị Lan; Nguyễn Xuân Khoa, …) và chuyên gia quốc tế (Bates, Dale, Thal, 1995; Owens, 2012; Rhode và Thompson, 2007) đã chỉ ra sự phát triển vốn từ của trẻ theo độ tuổi như sau: