Trải nghiệm sáng tạo mĩ thuật trong các hoạt động hỗ trợ nhóm học sinh rối loạn phổ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ nhóm tại Phòng Thực nghiệm KH GDĐB, Trung tâm Giáo Dục Đặc Biệt Quốc gia.

31 tháng 08/2021

Theo các nhà chuyên môn tham gia hoạt động nhóm rất quan trọng với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ hay bởi thông qua hình thức nhóm hỗ trợ và các hoạt động trong nhóm, trẻ có thể giao tiếp và nắm bắt được một số kỹ năng cơ bản như giao tiếp mắt, bắt chước, chú ý, học cách chơi tập thể, chờ đợi, nhận lượt, luân phiên, điều phối và phát triển nhận thức về bản thân, về người khác, về các sự vật, hiện tượng, quy tắc từ môi trường xung quanh giúp trẻ duy trì và phát triển kỹ năng cơ bản, cần thiết ở môi trường rộng hơn. Với hình thức hỗ trợ nhóm,  nhóm trẻ có khả năng tương đồng nhau, giáo viên có thể có những mục tiêu chung phù hợp cũng như khai thác những điểm mạnh ở một số trẻ và tìm kiếm những ví dụ thực tế hỗ trợ cho trẻ có kĩ năng yếu hơn. Trẻ còn có được sự tự tin từ việc trải nghiệm và xử lý những tình huống mới, tăng thêm tính sáng tạo, chủ động trong cuộc sống hằng ngày.

Từ thực tế thực hiện hình thức hỗ trợ nhóm đã được minh chứng tính hiệu quả trong quá trình hỗ trợ can thiệp học sinh ở các độ tuổi; Phòng thực nghiệm trung tâm Giáo dục  Đặc Biệt Quốc gia, thường xuyên có những hoạt động tăng cường theo hình thức học nhóm: tăng cường khả năng tương tác; rèn luyện các kĩ năng hợp tác, giao tiếp, và các kĩ năng cần thiết khác trong học tập và sinh hoạt của các em thông qua các hoạt động hoặc chủ đề cụ thể.

Nhóm hỗ trợ có đầy đủ ở các độ tuổi (3 – 4 tuổi); (4 – 5 tuổi); nhóm học sinh (HS) tiểu học. Với đặc thù của hoạt động hỗ trợ nhóm nhỏ (2 – 3 HS); nhóm lớn ( 4 – 6 HS); chúng tôi luôn chú ý xây dựng  tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với các em. Bởi khi được tham gia vào các hoạt động vui chơi, trẻ có xu hướng bộc lộ được tính cách, khả năng cá nhân và tăng cường tương tác hơn. Với mỗi một độ tuổi chúng tôi sẽ thiết kế nội dung trải nghiệm sao cho phù hợp với các em, kích thích khả năng sáng tạo và sự yêu thích nghệ thuật trong mỗi em.

Hình thức hỗ trợ nhóm kết hợp với can thiệp cá nhân sẽ giúp trẻ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ phát triển các kỹ năng như vận động thô, vận động tinh, kĩ năng tự phục vụ, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội, kỹ năng chơi thông qua giờ học, giờ chơi có định hướng, các hoạt động tập thể…. Các kỹ năng này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mỗi trẻ phát triển các kỹ năng khác nhau, mức độ khác nhau nên giáo viên, nhà trị liệu cũng như phụ huynh cần nắm bắt để can thiệp kịp thời những khiếm khuyết của trẻ, giúp trẻ tiến bộ.

Một số minh họa tiêu biểu cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo mĩ thuật trong các hỗ trợ nhóm HS khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ được thực hiện tại Phòng Thực nghiệm khoa học Giáo dục Đặc biệt, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia:

1.         Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tự do - khám phá màu sắc

Hưởng ứng Ngày thế giới nhận thức về Hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ 2/4, các bạn nhỏ đáng yêu của NCSE đã cùng nhau vẽ lên bức tranh đầy màu sắc của sự lớn lên và của hi vọng.

Media/1_TH1058/Images/15790c19-e/anh-1jpg.jpg

2.         Hoạt động trải nghiệm làm đồ trang trí theo chủ đề trong các giờ hoạt động hỗ trợ nhóm

Media/1_TH1058/Images/e6b6cb6a-b/anh-2jpg.jpg
Trần Thu Phương

 

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới