HỘI THẢO ĐỊNH HƯỚNG CẬP NHẬT GIÁO DỤC GIỚI TÍNH/ TÌNH DỤC TOÀN DIỆN VÀ KỸ NĂNG SỐNG PHÙ HỢP HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRONG TRƯỜNG HỌC

19 tháng 09/2023

Ngày 09/9/2023 tại nhà khách La Thành, Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức thành công Hội thảo “Định hướng cập nhật Giáo dục Giới tính/ Tình dục toàn diện và Kỹ năng sống phù hợp học sinh khuyết tật trong trường học”.

Tham gia Hội thảo có đại diện lãnh đạo của Bộ GDĐT, ban quản lý dự án của Bộ Nội Vụ; Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA); các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của thành phố Hà Nội; Tổ chức của và vì Người khuyết tậtvà nhóm chuyên gia tư vấn độc lập. Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ Quản lý của Bộ GDĐT đã có bài phát biểu khai mạc hội thảo.

Media/1_TH1058/Images/z4705932928712-e16945a604b6844747ac00af88b3c69b.jpg

(Ảnh 1 Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ Quản lý của Bộ GDĐT

phát biểu khai mạc hội thảo)

Trong phiên trình bày, các đại biểu đã lắng nghe 02 báo cáo về công tác triển khai nội dung giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGTTDTD) cho học sinh khuyết tât. Đầu tiên, ThS. Nguyễn Thanh Thủy_ giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) trình bày báo cáo“Kết quả rà soát chương trình và hướng dẫn giáo dục giới tính/ tình dục toàn diện quốc gia và khuyến nghị cập nhật chương trình và hướng dẫn giáo dục giới tính tình dục toàn diện quốc gia phù hợp với học sinh khuyết tật” . Với vai trò là chuyên gia tư vấn độc lập, ThS. Nguyễn Thanh Thủy đã trình bày những khoảng trống rõ rệt trong hướng dẫn GDGTTDTD cho HS KT, bao gồm:

Khoảng trống 1: Thiếu ‘quyền ra quyết định’ về chính cơ thể của học sinh khuyết tật

Khoảng trống 2: Thiếu tính tiếp cận trong giáo dục về sức khỏe sinh sản cho học sinh khuyết tật

Khoảng trống 3: Thiếu sự kết nối và liên hệ trong phòng chống xâm hại và trợ giúp pháp lý

Khoảng trống 4: Tính nhạy cảm trong việc sử dụng ngôn từ về người khuyết tật

Khoảng trống 5: Thiếu sự kết hợp với nguồn lực y tế

Bài trình bày tiếp theo tập trung vào “Báo cáo thực trạng về giáo dục giới tính/ tình dục toàn diện học sinh khuyết tật trong các trường chuyên biệt và giáo dục hòa nhập”. ThS. Lê Thị Tâm –– Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đại diện nhóm chuyên gia của Bộ GD&ĐT đã trình bày các kết quả cụ thể liên quan đến thực trạng triển khai GDGTTDTD tại các trường Phổ thông hòa nhập và chuyên biệt ở cả ba miền Việt Nam. Một số vấn đề đáng lưu ý đã được nêu bật trong bản báo cáo, cụ thể:

  • Tồn tại một số lượng lớn giáo viên hòa nhập và chuyên biệt vẫn có những định kiến chưa phù hợp đối với HS khuyết tật và hoạt động giáo dục giới tính cho HS khuyết tật;
  • Hầu hết giáo viên đánh giá GDGTTDTD có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của HS khuyết tật, tuy nhiên họ còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai nội dung này trong thực tế giáo dục tại nhà trường (ở cả hai mô hình hòa nhập và chuyên biệt);
  • Giáo viên mong chờ sẽ sớm có tài liệu hướng dẫn GDGTTDTD theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh khuyết tật, trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng trong tài liệu hướng dẫn này.
Media/1_TH1058/Images/z4705932949514-57f77038ec35c82402794479ffc3c949.jpg

Ảnh 2 (Báo cáo viên)

Hội thảo ghi nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cho báo cáo hội thảo đến từ các đại diện và đề xuất cập nhật chương trình và hướng dẫn GDGTTDTD quốc gia phù hợp với học sinh khuyết tập cấp phổ thông.

Media/1_TH1058/Images/860c3409-a/z4700875860030-59463090c6688cab032326fa3e8073c6.jpg
Media/1_TH1058/Images/027a56a8-5/z4700875545257-a455587351931645900f11649a14bcb0.jpg

Ảnh Các đại diện trình bày thảo luận)

Hội thảo cũng đã mở ra nhiều nội dung cần triển khai trong thời gian tới nhằm mang lại những giải pháp phù hợp nhất trong công tác giáo dục nói chung và GDGTTDTD cho học sinh khuyết tật nói riêng trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

 

Người viết

 

 

Lương Ngọc Hà

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới