- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 1,207
- 1,638
- 1,638
- 146,340
- 2,201,444
HỘI THẢO RÀO CẢN TRONG GIÁO DỤC ĐIẾC VÀ CÁC ƯU TIÊN
01 tháng 08/2023
Ngày 21/07/2023 tại Thành phố Đà Nẵng, Hiệp Hội Vì Giáo Dục Cho Mọi Người Việt Nam (VAEFA) đã tổ chức Hội thảo “Rào cản trong giáo dục điếc và các ưu tiên”. Tham gia hội thảo có đại diện các đơn vị thành viên có kinh nghiệm trong giáo dục điếc của VAEFA gồm Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Điếc, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hoà nhập-SCIED, Lớp học của Trẻ Điếc, CDS Đà Nẵng - Trung Tâm Giáo Dục và Hỗ Trợ Người Điếc Miền Trung, COHO - Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Người Khuyết tật. Ngoài ra, còn có một số trường và trung tâm ngoài mạng lưới VAEFA gồm Trường THCS Xã Đàn và Trường THCS Dạy trẻ câm điếc Nhân Chính (Hà Nội); Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập Đà Nẵng và Trường Chuyên biệt Tương Lai (Đà Nẵng); và Trung tâm Chăm sóc và Giáo dục cho trẻ khiếm thính HAB (Quảng Nam). Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia của TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, Giám đốc và Thạc sỹ Phạm Thị Trang – Cán bộ Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE). Trong không khí trao đổi cởi mở, các đại biểu đã thảo luận bức tranh về thực trạng của giáo dục điếc tại Việt Nam, những khó khăn, rào cản đang phải đối mặt và các ưu tiên để phát triển giáo dục điếc tại Việt Nam, bao gồm:
1. Tăng cường áp dụng các phương pháp phù hợp trong giáo dục cho học sinh điếc như soạn giáo án theo cách phù hợp, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân; sử dụng các học liệu phù hợp với đặc điểm học tập của các em.
2. Thúc đẩy dạy học thông qua Ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) vì NNKH được coi là ngôn ngữ đầu tiên/ngôn ngữ mẹ đẻ với học sinh điếc.
3. Cải thiện công tác giáo dục sớm, giúp học sinh điếc tiếp cận giáo dục chất lượng từ bậc mầm non
4. Gỡ bỏ các rào cản ngăn học sinh điếc tiếp tục được học lên cao thông qua việc giải quyết vấn đề học bạ, vấn đề thiếu cơ sở giáo dục và thiếu giáo viên dạy học sinh điếc ở các bậc học cao (trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và sau đại học)
5. Đào tạo ngôn ngữ ký hiệu cho cha mẹ và người thân, giúp cha mẹ, người thân giao tiếp và hiểu con
6. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và kết nối nghề, giúp học sinh điếc có thể tìm kiếm các công việc phù hợp và chất lượng.
7. Mở mã ngành đào tạo phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam.
8. Kết nối với ngành y tế để đảm bảo các thông tin tư vấn đưa đến gia đình trẻ điếc là đầy đủ, toàn diện thay vì chỉ gồm một lựa chọn là can thiệp nghe nói.
Với VAEFA, một số vấn đề ưu tiên sẽ được đáp ứng bước đầu qua khóa tập huấn Nâng cao năng lực cho giáo viên được tổ chức liền sau Hội thảo này. Cùng với các hoạt động dự giờ và chuyên đề giảng dạy, khóa tập huấn là một phần trong kế hoạch phát triển chuyên môn giáo viên dạy học sinh điếc năm 2023 của VAEFA hướng tới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục điếc tại Việt Nam.
Một số hình ảnh buổi hội thảo
Nguồn:Hiệp Hội Vì Giáo Dục Cho Mọi Người Việt Nam - VAEFA | Hanoi | Facebook
Phạm Thị Trang