- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 1,001
- 1,432
- 1,432
- 146,134
- 2,201,238
NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ “NGHIÊN CỨU LUẬN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT”
02 tháng 01/2024
Chiều ngày 28/12/2023, tại phòng họp A4, trụ sở 101 Trần Hưng Đạo - Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu luận cứ khoa học và thực tiễn về tổ chức, hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật”, mã số B2022-VKG-18, do TS. Nguyễn Văn Hưng là chủ nhiệm.
Hội đồng nghiệm thu gồm bảy thành viên là các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt và quản lý giáo dục do GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến làm Chủ tịch.
Hiện nay, cả nước có 14 Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt, 12 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và hàng trăm trung tâm, phòng hỗ trợ đặc biệt do tư nhân đầu tư và vận hành. Bên cạnh đó, việc phân bố các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật còn chưa hợp lý tại các địa phương. Ở nhiều địa phương, sự phối hợp giữa trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và các cơ sở giáo dục chuyên biệt còn lỏng lẻo nên chưa phát huy được sức mạnh tổng lực trong công tác giáo dục đặc biệt. Tại nhiều địa phương chưa có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập nên các cơ sở giáo dục hoà nhập gặp rất nhiều khó khăn trong huy động học sinh khuyết tật đi học và đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập, mặc dù các văn bản qui phạm pháp luật đã qui định về việc mỗi địa phương cần có ít nhất một Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
TS. Nguyễn Văn Hưng trình bày kết quả nghiên cứu đề tài
Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học và thực tiễn về tổ chức, hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật” là cần thiết. Việc thực hiện đề tài, trên cơ sở các nghiên cứu khoa học sẽ cung cấp các luận cứ tin cậy, có tính khoa học để ban hành các văn bản qui phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt được phát triển, quản lý nhà nước về lĩnh vực này sẽ đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả.
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng được luận cứ khoa học về tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
(1) Xây dựng được luận cứ khoa học về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật;
(2) Đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của mạng lưới trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay;
(3) Đề xuất được các nội dung về cơ chế chính sách để quản lý và thực hiện có hiệu quả các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.
Hội đồng nghiệm thu đề tài
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài đã góp phần quan trọng vào công tác xây dựng và ban hành Thông tư số 20/2022/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam