NGƯỜI KHIẾM THỊ CẦN LÀM GÌ ĐỂ TIẾP CẬN VỚI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG - PHẦN 1

18 tháng 02/2024

 

Người khiếm thị cần làm gì để tiếp cận với dịch vụ ngân hàng - Phần 1

 

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc người khiếm thị phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ các ngân hàng là một vấn đề nghiêm trọng mà ít người biết đến. Người khiếm thị thường gặp nhiều khó khăn và rào cản khi tiếp cận với các dịch vụ cơ bản của ngân hàng, như mở tài khoản, phát hành thẻ, thực hiện giao dịch, thanh toán, tiết kiệm và đầu tư. Họ phải phụ thuộc vào người thứ ba hoặc cần có giấy giám hộ, người ủy quyền mới có thể sử dụng các dịch vụ này. Tình trạng này không chỉ làm mất đi quyền tự chủ và bình đẳng của họ, mà còn làm họ dễ bị lợi dụng, lừa đảo và mất an toàn tài chính. Vậy, người khiếm thị cần làm gì để tiếp cận với dịch vụ ngân hàng? Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của độc giả, trình bày chi tiết về những lợi ích và hạn chế của ngân hàng số đối với người khiếm thị, và đề xuất một số giải pháp để cải thiện dứt điểm thực trạng trên.

Media/1_TH1058/Images/126830-mt28-271038480.jpg

Hiện nay, với sự ra đời của các ngân hàng số đã làm giảm bớt phần nào khó khăn, rào cản của người khuyết tật khi tiếp cận với các dịch vụ cơ bản của ngân hàng. CỤ thể, người khuyết tật có thể tự mở tài khoản và phát hành thẻ tại nhà mà không cần thiết phải ra tại quầy để làm thủ tục. Họ cũng có thể tự mình thực hiện các giao dịch trực tiếp thông qua ứng dụng của ngân hàng mà không phải phụ thuộc vào người thứ ba. Ngoài ra, thủ tục đơn giản cũng là một điểm cộng lớn giúp các ngân hàng số dễ dàng thu hút khách hàng khuyết tật sử dụng dịch vụ của họ hơn. Chỉ cần có giấy tờ cá nhân như căn cước công dân và ảnh chụp chân dung khuôn mặt là đã có thể mở được tài khoản, phát hành thẻ tại nhà mà không gặp bất kì trở ngại nào chứ không nhất thiết phải có giấy giám hộ, người ủy quyền thì mới có thể mở được tài khoản như các ngân hàng truyền thống đã từng áp dụng bấy lâu nay. Điều này, giúp họ giảm bớt khó khăn khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

 

Đồng thời, giúp người khuyết tật có thể dễ dàng quản lý tài chính cá nhân một cách thuận lợi nhất. Sự ra đời của ngân hàng số, một hình thức dịch vụ tài chính hiện đại và tiện lợi, đã mang lại cho người khuyết tật một công cụ quan trọng để hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Nhờ vào sự phát triển của ngân hàng số, người khuyết tật có thể thực hiện các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm và đầu tư một cách hiệu quả và an toàn, không cần phải đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng. Điều này giúp họ nâng cao khả năng tự chủ, tăng cơ hội tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa một cách độc lập hơn. Nhờ đó, tạo điều kiện cho họ thêm sự tự tin, có thể kiểm soát tốt tài chính của mình mà không gặp bất kì rào cản nào. Góp phần đẩy mạnh việc chuyển đổi số quốc gia một cách toàndiện. Tạo ra, một xã hội công bằng, dung hợp và thân thiện với mọi người. Mặc dù lợi ích của ngân hàng số là vậy, chúng ta không thểphủ nhận về những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho người khuyếttật, giúp cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn làm thay đổi cách chúng ta quản lý tài chính cá nhân một cách chủ động hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế chưa được giải quyết và cần phải khắc phục trong thời gian tới để người khuyết tật không còn gặp khó khi tiếp cận các dịch vụ này.

Media/1_TH1058/Images/scb-2682.jpg

Một số khó khăn mà người khuyết tật đang gặp phải khi tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng số bao gồm: Người khiếm thị không thể chụp được ảnh chân dung và giấy tờ tùy thân do họ không thể nhìn thấy hoặc nhìn rõ những gì cần chụp, làm cho họ gặp khó khi tiến hành xác minh thông tin. vì vậy, họ phải phụ thuộc vào người thứ ba để thực hiện việc này. Chưa kể, hiện nay các trình đọc màn hình chưa hỗ trợ chụp ảnh cho người khiếm thị nên họ càng gặp khó khi thao tác, nếu có thì rất ít trình đọc màn hình có thể đọc được nội dung ảnh chụp nhưng nó là phần mềm trả phí. HỌ phải bỏ ra một số tiền lớn để kích hoạt tính năng đó. Trong khi đó, thu nhập của người khiếm thị ở nước ta chỉ đủ trang trải cuộc sống chứ rất ít người có thể bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để trang bị và vận hành các phần mềm hỗ trợ để phục vụ cho mục đích sử dụng của họ. Ngoài ra, việc các ứng dụng hay website của ngân hàng không thân thiện với người khuyết tật dẫn đến việc họ gặp khó khi sử dụng và việc tiếp cận các dịch vụ này sẽ gây ra hạn chế đối với họ. Bản thân các ứng dụng ngân hàng số thiếu các nút được gán nhãn (aria label) hay các thuộc tính liên quan tới khả năng tiếp cận (accessibility) khiến cho các công nghệ trợ giúp của người khuyết tật như trình đọc màn hình không thể hoạt động ổn định trên các ứng dụng này. Tình trạng này không chỉ xảy ra với các ngân hàng truyền thống mà ngân hàng số cũng gặp vấn đề tương tự. Đó là việc thiếu hụt các dịch vụ ngân hàng thân thiện với người khuyết tật, đặc biệt là những người bị khiếm thị hoặc khiếm thính.

 

Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến việc người khuyết tật gặp khó khăn khi tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, làm cho họ khó khăn trong việc quản lý tài chính hơn. Họ sẽ không thể kiểm soát hoàn toàn giao dịch mà mình đã thực hiện trong ngày, hay biết được số dư tài khoản của mình. Từ đó, sẽ gây thất thoát một số lượng tiền bạc không hề nhỏ trong tài khoản của người dùng. Điều này không những gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người khuyết tật, khiến cho họ có một cuộc sống đảo lộn, mà còn làm tăng rủi ro với người khuyết tật khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Việc này làm hạn chế quyền được tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội của người khuyết tật. Vì vậy, cần có những giải pháp cải thiện dịch vụ ngân hàng cho người khuyết tật, nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Đây là một vấn đề lan giải chưa được giải quyết một cách triệt để và cần có sự đầu tư một cách hợp lý để người khuyết tật không gặp trở ngại khi tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần tạo điều kiện cho họ được sử dụng bình đẳng như bao nhiêu người khác. Đây không chỉ thể hiện tinh thần giúp đỡ người khuyết tật mà còn tạo ra một xã hội cởi mở hơn.

 

Một trong những mục tiêu của phát triển bền vững là không để ai bị bỏ lại phía sau. Để đạt được mục tiêu này, việc giúp người khuyết tật có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách dễ dàng và hiệu quả là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp người khuyết tật hòa nhập với đời sống xã hội, mà còn giảm bớt những khó khăn và thử thách mà họ phải đối mặt. Tôi là một người khuyết tật, và tôi luôn mong muốn được sử dụng các dịch vụ ngân hàng như bất kỳ khách hàng nào khác. Tuy nhiên, tôi đã nhiều lần gặp phải những rào cản và quy định khó hiểu khi đến các ngân hàng. Tôi đã cố gắng thuyết phục và yêu cầu, nhưng nhu cầu của tôi vẫn không được đáp ứng. Tôi không biết phải làm sao để được đối xử như những người bình thường. Tôi nghĩ rằng, ngân hàng nhà nước cần có những chính sách và quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, cần có những chế tài và cơ sở pháp lý để thống nhất và kiểm soát quy định của các ngân hàng. Chỉ khi đó, người khuyết tật như tôi mới có thể an tâm và thoải mái khi tìm đến một nơi để gửi tiết kiệm, vay vốn hay thanh toán.

 

Ngoài những khó khăn mà tôi đã kể ở trên, vẫn còn một vấn đề mà chỉ có các ngân hàng số đang gặp phải hiện nay đó là việc định danh và xác minh thông tin tài khoản thông qua cuộc gọi video (kyc). Vấn đề này của tôi, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa được giải quyết tận gốc. Điều này, ảnh hưởng không chỉ tới công việc của tôi mà còn làm cho quá trình giao dịch của tôi bị gián đoạn. Trong khi đó, ngân hàng nhà nước đã ban hành quy định: Việc định danh điện tử (ekyc) là không hợp lệ. Do đó, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nếu chỉ định danh điện tử (ekyc) thì tài khoản sẽ không được đảm bảo an toàn về bảo mật. Đồng nghĩa, nguy cơ bị lộ tài khoản chiếm đoạt tiền trong tài khoản là rất cao. Vì vậy, tôi rất mong các ngân hàng xem xét lại quy định để chúng tôi có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách an toàn. Đồng thời, cho phép chúng tôi được ngâng cấp tài khoản để phục vụ cho công việc cũng như nâng cao bảo mật cho tài khoản của mình.

 

Thực tế, vấn đề này tôi đã từng đề cập ở loạt bài trước rồi nên tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết vấn đề này nữa. Để tránh lan man dài dòng gây khó hiểu, độc giả có thể theo dõi lại nội dung của loạt bài trước để hiểu rõ về vấn đềmà tôi đang đề cập. Ở loạt bài này, tôi sẽ nói chi tiết về việc người khuyết tật chúng tôi bị gây khó dễ khi sử dụng dịch vụ ngân hàng ra sao? Từ đó, độc giả sẽ có cái nhìn chân thực, bao quát và khách quan về vấn đề này hơn. Như tôi đã nói ở trên, việc các ngân hàng gây khó dễ với người khuyết tật nói trung và người khiếm thị nói riêng đã diễn ra từ rất lâu rồi nhưng cho tới thời điểm này mọi thứ đang trong dai đoạn bế tắc, chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề khiến cho phần lớn người khuyết tật và khiếm thị chúng tôi chưa hoàn toàn tiếp cận với các dịch vụ này. Điều đó, gây cản trở rất lớn trong việc hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật. Làm giảm đi sự tham gia đóng góp bình đẳng của người khuyết tật vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thực tế, bản thân những người khiếm thị chúng tôi đã gặp những khó khăn này suốt 20 năm nay, đã lên tiếng qua nhiều kênh: cá nhân than phiền qua mạng xã hội có, viết bài đăng báo có, gặp trực tiếp lãnh đạo ngân hàng để trình bày cũng có… Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành văn bản số 8343/NHNN-TT ngày 2/11/2018 yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nghiên cứu rà soát quy trình, tập huấn cho nhân viên và phối hợp liên ngân hàng để hỗ trợ khách hàng khiếm thị mở tài khoản thanh toán và sử dụng thẻ ATM. Vậy mà nhiều cánh cửa ngân hàng vẫn đóng im ỉm, thậm chí còn đóng chặt hơn với chúng tôi…

Media/1_TH1058/Images/10032014910032014023227.jpg

 

Vậy chúng tôi phải làm gì? Phải gõ cửa nào cho đúng? Có tia hy vọng nào cuối đường hầm cho chúng tôi không? Tôi hi vọng, các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật để chúng tôi có thêm động lực để sống một cuộc đời có ý nghĩa, nếu cánh cửa ngân hàng cứ mãi đóng như thế này thì chúng tôi biết phải cất giữ tài sản của mình ở đâu? Trong khi để kiếm được một công việc đối với người khuyết tật chúng tôi đã khó rồi lại còn phải tìm nơi để gửi tiền lại càng khó hơn. VÌ vậy, chúng tôi rất cần sự quan tâm và sự vào cuộc từ các bên liên quan như ngân hàng nhà nước, bộ lao động thương binh và xã hội, các tổ chức vì người khuyết tật,… để chúng tôi có thêm cơ hội được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng bình đẳng như bao nhiêu người khác. Từ đó, giúp xóa bỏ rào cản đối với người khuyết tật, góp phần tạo ra một xã hội hòa nhập, đạt mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc.

 

Từ đó, giúp người khuyết tật có thêm công cụ để đóng góp cho sự phát triển của kinh tế, xã hội. Góp phần xóa đói giảm nghèo và giúp xã hội có cái nhìn tích cực, cởi mở về chúng tôi. Tạo ra một môi trường thân thiện và dung hợp. Tránh sự phân biệt đối sử và kì thị với người khuyết tật chúng tôi. Tôi tin là sau bài viết này, các cơ quan chức năng sẽ sớm vào cuộc quyết liệt để giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt để chúng tôi không còn phải lo lắng về việc liệu ngân hàng mà mình đang sử dụng có thực sự tiếp cận với người khuyết tật hay không? Từ đó, chúng tôi sẽ tự biết lựa chọn những dịch vụ nào, những ngân hàng nào đáp ứng được với nhu cầu sử dụng của mình để tránh mất thời gian loay hoay mãi không biết làm sao để mở được tài khoản cho bản thân mình. Giúp tiếp kiệm thời gian, công sức phải đến trực tiếp tại quầy giao dịch để thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng theo cách truyền thống mà vẫnđảm bảo antoàn, bảo mật tuyệt đối. tránh xảy ra những rủi dongoài ýmuốn.

Còn nữa...

Cường Nguyễn – Hội Người Khiếm thị

 

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới