- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 3,490
- 2,685
- 21,313
- 143,902
- 2,199,006
Ảnh hưởng của khuyết tật thính giác tới các khả năng nghe của trẻ
29 tháng 08/2023
Chúng ta giao tiếp với nhau thông qua cử chỉ điệu bộ, nét mặt, sự động chạm, chuyển động của cơ thể, nghe và nói. Mất thính lực ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ đặc biệt là lĩnh vực giao tiếp như khả năng nghe và nói. Quá trình phát triển của một con người đều trải qua các giai đoạn, giai đoạn này làm tiền đề cho giai đoạn sau và tuân theo qui luật. Để có được khả năng nghe hoàn chỉnh thì phải trải qua các giai đoạn phát triển. Với trẻ nghe bình thường, trình tự phát triển khả năng nghe qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghe phát hiện ra âm thanh
Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên trong khả năng nghe của trẻ. Trẻ có thể phát hiện ra các âm thanh trong môi trường xung quanh như tiếng chuông cửa, tiếng vỗ tay, tiếng chuông điện thoại và âm thanh lời nói khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói.
Giai đoạn 2: Phân biệt các âm thanh
Ở giai đoạn 2 trẻ có thể phân biệt được các âm thanh nghe thấy là giống nhau hay khác nhau, bắt đầu bằng các âm thanh dễ phân biệt, dần dần đến các âm thanh khó hơn.
Phân biệt được các âm thanh có sự khác biệt rõ ràng như những âm thanh lời nói kéo dài và âm ngắn, âm thanh to và âm thanh nhỏ.
Phân biệt được các âm thanh gần giống nhau: tiếng chuông cửa và chuông điện thoại, tiếng gọi tên trẻ và tên người khác, âm thanh lời nói này với âm thanh lời nói khác… Phân biệt những âm thanh gần giống nhau bao gồm phân biệt các âm khác nhau của lời nói. Khả năng này của trẻ tiếp tục phát triển trong suốt cả độ tuổi mẫu giáo.
Giai đoạn 3: nhận biết âm thanh
Đây là giai đoạn trẻ nhận biết được âm thanh đó là âm thanh gì. Hay chính là giai đoạn trẻ biết nguồn gốc âm thanh phát ra từ cái gì.
Giai đoạn 4: Nhận diện và hiểu âm thanh lời nói
Với trẻ em nghe bình thường, trẻ có thể đạt đến giai đoạn phát triển cuối cùng vào khoảng 9-12 tháng tuổi. Trẻ khiếm thính sẽ cần thời gian dài hơn với sự hỗ trợ đặc biệt để có thể phát triển theo trình tự đó. Chẳng hạn có trẻ khiếm thính phải đến 4 tuổi mới đạt được khả năng nghe ở giai đoạn 3. Và cũng sẽ có một số trẻ phát triển nhanh hơn trẻ khác, phụ thuộc vào mức độ khiếm thính của trẻ.
Đối với trẻ khiếm thính ở mỗi một mức độ mất thính lực khả năng nghe của trẻ cũng khác nhau:
Mức độ |
Khả năng nghe (nếu không sử dụng phương tiện trợ thính) |
Mức 1: Điếc nhẹ |
Nghe được những âm thanh có âm lượng to hơn bình thường, không nghe được tiếng nói thầm. |
Mức 2: Điếc vừa |
Nghe được tiếng nói to nhưng không nghe được tiếng nói chuyện bình thường. |
Mức 3: Điếc nặng |
Chỉ nghe được tiếng nói to sát tai. |
Mức 4: Điếc sâu |
Hầu như không nghe được âm thanh, trừ một số âm thanh rất to như tiếng sấm, tiếng trống to. |
Mất thính lực ảnh hưởng lớn tới việc học giao tiếp bằng nghe và nói đồng thời cũng ảnh hưởng tới nhận thức, tình cảm xã hội của trẻ. Nhưng mức độ ảnh hưởng ở mỗi trẻ là khác nhau. Với mức độ khiếm thính nhẹ trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc học các kỹ năng nghe nói. Những vấn đề về phát triển giao tiếp, nhận thức, tình cảm xã hội… bị ảnh hưởng bởi mức độ điếc của trẻ. Nhưng mức độ điếc chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như:
Thời điểm trẻ bị mất thính lực.
Thời điểm phát hiện và chẩn đoán trẻ bị mất thính lực.
Thời gian sử dụng máy trợ thính, chất lượng máy trợ thính.
Thời điểm can thiệp sớm.
Chất lượng dịch vụ can thiệp sớm.
Như vậy, mất thính lực đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ đặc biệt là lĩnh vực giao tiếp như nghe và nói. Nếu không có sự hỗ trợ về phương tiện hỗ trợ, can thiệp thì trẻ khiếm thính sẽ không hoặc khó có thể phát triển đầy đủ các khả năng khác.
Nhà giáo dục có thể biết được trẻ đang ở giai đoạn nghe nào thông qua việc đánh giá khả năng nghe của trẻ, trao đổi với cán bộ trị liệu ngôn ngữ và cha mẹ trẻ… Khi đã biết được giai đoạn phát triển nghe hiện tại của trẻ thì có thể củng cố giai đoạn này và khuyến khích trẻ tiến đến giai đoạn phát triển tiếp theo.
Tài liệu tham khảo:
- Bộ y tế viện tai mũi họng, tổ chức y tế thế giới VTN/PBD – 001. Bài giảng thính học, Hà Nội, 11 – 15/12/1995.
- Can thiệp sớm- một cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ khiếm thính. Số 14, tháng 6-2002.
- Dene Stovall. Dạy trẻ khiếm thính nói. Biên dịch: Tổ giáo dục trẻ khiếm thính, khoa giáo dục đặc biệt trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.
- Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đại cương giáo dục trẻ khiếm thính, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005.
- Trần Thị Thiệp, Luyện nghe, Tài liệu dịch
- Auditory skills program for students with Hearing Impairment (book 1), Text by Sylvia Romanik, Illustrated by John Gillies, 1990.
Nguyễn Hằng