- Buổi gặp mặt Quỹ Toàn cầu dành cho Trẻ khiếm thính, học viên và cha mẹ trẻ khiếm thính tại Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia
- KỶ NIỆM NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 TẶNG QUÀ CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI HƯNG YÊN
- CHÀO MỪNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 “Tôn vinh nghị lực – Thúc đẩy hòa nhập – Hành động vì một xã hội không rào cản”
- THÔNG TIN HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI HÒA BÌNH ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ QUỸ THIỆN TÂM
- Khánh thành nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo của LEGO tại Bình Dương
- Hãy chung tay vì một cộng đồng thân thiện với Người tự kỉ
- 2,585
- 1,253
- 17,008
- 175,974
- 3,903,807
Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ khiếm thính
26 tháng 05/2022
Trẻ khiếm thính sử dụng nghe – nói trong giao tiếp và học tập thì việc tạo môi trường nghe thuận lợi có vai trò vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát huy tối đa khả năng nghe còn lại, khả năng nghe qua thiết bị trợ thính để phát triển ngôn ngữ, tham gia giao tiếp và học tập hiệu quả.
Việc sắp xếp môi trường thuận lợi cho trẻ khiếm thính thì phụ huynh, giáo viên cần lưu ý một số điều sau:
Đối với phòng học/can thiệp:
- Hạn chế tiếng ồn và độ vang dội của âm thanh trong phòng học bằng cách: Trải thảm sàn, treo rèm cửa, bọc lót cao su chân bàn, ghế…
- Thiết kế cửa phòng có độ cách âm tốt, ngăn chặn âm thanh từ bên ngoài vang dội vào;
- Sắp xếp phòng học dành cho trẻ khiếm thính ở khu vực yên tĩnh nhất có thể.
- Hạn chế âm thanh từ các thiết bị nghe nhìn trong phòng khi không cần thiết hoặc âm thanh từ các thiết bị khác (quạt, điều hòa)
Đối với phụ huynh, giáo viên:
- Kiểm tra và đảm bảo thiết bị trợ thính hoạt động tốt trong suốt thời gian chơi, học tập, sinh hoạt của trẻ;
- Luôn ngồi/đứng gần bên tai nghe tốt hơn của trẻ khi trò chuyện, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi,… để trẻ có thể nghe, tiếp nhận thông tin đầy đủ và phản hồi chính xác. Trong lớp học hòa nhập, trẻ khiếm thính nên được sắp xếp ngồi gần bàn giáo viên để các em có thể tiếp cận thông tin nhanh, đầy đủ và chính xác;
- Đối với trẻ sử dụng đọc hình miệng, phụ huynh và giáo viên nên đứng trước mặt trẻ khi ra yêu cầu và tránh đứng ngược sáng để trẻ có thể đọc được thông tin mà phụ huynh, giáo viên đang muốn trao đổi, cung cấp cho trẻ.

Giáo viên ngồi phía bên tai nghe tốt hơn của trẻ.
Có thể thấy, tạo môi người nghe thuận lợi không chỉ là việc sắp xếp môi trường học tập, giao tiếp hạn chế tiếng ồn mà còn là sự sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, đảm bảo thiết bị trợ thính luôn hoạt động để trẻ khiếm thính có cơ hội nghe nhanh, đầy đủ, chính xác thông tin. Trên cơ sở đó, trẻ có phản hồi phù hợp góp phần giúp cho quá trình học tập, giao tiếp của trẻ được hiệu quả hơn.