BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN VÀ NGUY CƠ SUY GIẢM THỊ LỰC DÀNH CHO TRẺ EM DƯỚI 12 THÁNG TUỔI

05 tháng 06/2023

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị ở trẻ em, học sinh ngày càng gia tăng do cuộc sống hiện đại đòi hỏi việc sử dụng mắt để học tập và vui chơi giải trí ngày càng nhiều. Mặt khác sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến thị giác của con em nhiều nơi cũng còn hạn chế. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy hơn một nửa trẻ em bị mù có thể ngăn ngừa hoặc điều trị thành công nếu được phát hiện sớm các triệu chứng bất thường về thị giác. Do đó việc phát hiện sớm và khám sàng lọc tại tuyến cơ sở, đặc biệt tại trường học có vai trò vô cùng quan trọng nhằm phát hiện sớm giảm thị lực và các vấn đề bất thường về mắt để kịp thời điều trị, giúp trẻ em thoát khỏi mù lòa, đảm bảo chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng gia đình, xã hội, đặc biệt là nâng cao sức khỏe và chất lượng học tập của các em.

Dưới đây là một số câu hỏi nhằm sàng lọc vấn đề về mắt dành cho trẻ mới sinh tới 12 tháng:

  1. Khi anh/chị cười, bé có cười lại với anh/chị không?
  2. Bé có nhận ra các thành viên trong gia đình khi nghe thấy tiếng không?
  3. Bé có nhìn vào đồ chơi hay tay bé không?
  4. Bé  có nhìn theo sự di chuyển của anh/chị khi đi ngang qua phòng không?
  5. Khi bé nhìn đồ chơi thì một mắt của bé có nhìn ra ngoài / vào trong trong khi mắt kia giữ nguyên hay không?
  6.  Trong gia đình anh/chị có ai mắc tật mắt lác hay 1 mắt lệch hướng so với mắt còn lại không?
  7.  Trong gia đình anh/chị có ai phải đeo kính từ lúc 4 tuổi hoặc bé hơn không?
  8.  Khi bé được sinh, anh/chị có phải ở lại viện 5 ngày hoặc hơn không?
  9. Trong thai kỳ người mẹ có hút nhiều hơn 5 bao thuốc/tháng không?
  10.  Bé có bị sinh non ít nhất 8 tuần hay nhẹ cân (1.6kg  hoặc  ít  hơn) không?

Nguồn: Bộ môn Mắt & Khúc xạ nhãn khoa Đại học Y Hà Nội

CLB Khúc xạ nhãn khoa trường Đại học Y Hà Nội

 

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới