- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 93
- 3,233
- 21,861
- 144,450
- 2,199,554
CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ ĐẶC THÙ DÀNH CHO TRẺ KHUYẾT TẬT
14 tháng 09/2022
Trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực về giáo dục đặc biệt của Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia" giữa Viện Khoa học Giáo Việt Nam và Tổ chức Angel's Haven Hàn Quốc, ngày 10 tháng 9 năm 2022, ThS. Lê Thị Tâm – Trưởng phòng Thực nghiệm Khoa học Giáo dục Đặc biệt – Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (GDĐB QG) đã có buổi đào tạo về chiến lược hỗ trợ kỹ năng tính toán đặc thù dành cho trẻ rối loạn phát triển.
Giáo viên Phòng thực nghiệm Khoa học Giáo dục Đặc biệt tham gia đào tạo
Trong buổi tập huấn, ThS. Lê Thị Tâm đã trình bày một số nội dung chính bao gồm: Đặc điểm của học sinh rối loạn phát triển và chiến lược hỗ trợ kỹ năng tính toán đặc thù dành cho trẻ rối loạn phát triển. Trong đó, Th.S Lê Thị Tâm đã nhấn mạnh đến đặc điểm cảm giác và tri giác của học sinh rối loạn phát triển diễn ra chậm chạp và hạn hẹp do đó để giúp các em tiếp nhận thông tin hiệu quả, giáo viên cần cung cấp kiến thức một cách hấp dẫn, sinh động, có ý nghĩa để kích thích sự tập trung chú ý và tham gia của các em.
“Cảm nhận số học” (number sense) là khái niệm được ThS Lê Thị Tâm dành nhiều thời gian để chia sẻ cùng nhóm giáo viên. Theo đó, việc dạy và học các khái niệm tính toán cho trẻ không phải là một quá trình “ấn nhập” mà phải là một quá trình được diễn ra một cách tự nhiên, vui vẻ và đa dạng phù hợp với khả năng và nhu cầu học tập của học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt nói chung và học sinh có rối loạn phát triển nói riêng.
Th.s Lê Thị Tâm giới thiệu về khái niệm “NUMBER SENSE”
Để cảm nhận được cách thức dạy và học dựa trên chiến lược “cảm nhận số học”, nhóm giáo viên tại trung tâm GDĐBQG đã được tham gia thực hành tạo dựng một số hoạt động dạy học tính toán sáng tạo trên những đồ dùng học tập tưởng chừng không liên quan đến toán học như domino, cá ngựa hoặc truyện tranh thiếu nhi.
Giáo viên tham gia sáng tạo các hoạt động dạy học
Th.S Lê Thị Tâm mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các giáo viên hiểu được đặc điểm và có thêm nhiều chiến lược, pháp pháp hỗ trợ kỹ năng tính toán cơ bản cho trẻ rối loạn phát triển đang tham gia học tập tại Trung tâm.
Giáo viên Lê Duy Thiện