- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 1,660
- 2,091
- 2,091
- 146,793
- 2,201,897
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT CHO GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT QUỐC GIA NĂM 2022
26 tháng 08/2022
Khóa tập huấn nâng cao năng lực giáo dục đặc biệt cho giáo viên trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực về giáo dục đặc biệt cho Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia” được hỗ trợ bởi KOICA, tổ chức Angles’ Haven và trường Đại học Konyang đã diễn ra từ ngày 13.8.2022 đến ngày 16.8.2022 tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Khóa tập huấn đã giúp giáo viên trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc Gia (NCSE) có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới, nâng cao năng lực để trở thành một giáo viên dạy học hiệu quả. Nội dung của khóa tập huấn tập trung vào cách thức tổ chức lớp học hiệu quả, tìm hiểu về mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá và cách thiết kế đồ dùng dạy học các môn Toán, Mỹ thuật, Khoa học trong chương trình chuyên biệt Hàn Quốc.
Nội dung tập huấn đầu tiên được thực hiện bởi cô Cho Kyung A (hiệu trưởng trường chuyên biệt Eunpyeong Daeyoung) có tên “Một giáo viên tốt”. Cô Cho Kyung A nhấn mạnh: Giáo viên tốt phải là người luôn gần gũi với học sinh, hết mình với công việc, luôn nỗ lực tích lũy kiến thức, kĩ năng, chuyên môn của bản thân,…Bên cạnh đó, cô cũng giảng giải thêm về quá trình phát triển cảm xúc của một người giáo viên, đặc điểm của một giáo viên tốt, thách thức lớn nhất trong cuộc đời làm giáo viên của giáo viên NCSE là gì?,...
|
|
Hình ảnh 1: Bài giảng đầu tiên của khóa tập huấn |
Nội dung thứ hai của khóa tập huấn là tìm hiểu về chương trình môn Khoa học do thầy Moon Ki Sung giảng dạy. Thầy đã cung cấp thông tin cụ thể về đặc điểm phát triển của học sinh giáo dục đặc biệt với những điểm nhấn như sau: Tốc độ học tập của học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt chậm hơn trẻ bình thường do vậy quá trình học cần dạy học lặp đi lặp lại, theo từng bước nhvà sắp xếp khoa học để học sinh có thể ghi nhớ. Nội dung học tập cần tổ chức trong nhiều tình huống và môi trường học tập khác nhau. Phương pháp dạy học môn Khoa học chủ yếu là học thông qua trải nghiệm. Giáo viên cần lên kế hoạch giảng dạy căn cứ vào sở thích, đặc điểm của học sinh. Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng trong môn khoa học được thầy Moon Ki Sung chia sẻ:
- Môn Khoa học cho ta biết những ghi chép, lý giải hiện tượng tự nhiên một cách khái quát, dự đoán được hiện tượng tự nhiên, kiểm soát khống chế hoạt động tự nhiên, tìm hiểu năng lượng, biết được công dụng của chúng như thế nào.
- Mục tiêu môn học tập chung vào nhận thức được niềm vui và tính hữu ích, hiểu được các khái niệm, nâng cao năng lực khám phá, nâng cao thái đội giải quyết vấn đề theo góc độ khoa học, nhận biết được quan hệ giữa khoa học kĩ thuật và xã hội
- Hệ thống nội dung môn Khoa học bao gồm 5 nội dung lớn: Vật chất, năng lượng, cơ thể con người, động vật và thực vật, trái đất và vũ trụ. Ngoài ra các giáo viên NCSE còn được theo dõi một số video tiết dạy môn Khoa học, tham gia làm đồ dùng dạy học, lên ý tưởng thực hành giảng dạy trực tiếp để nhận được sự góp ý từ thầy Moon Ki Sung.
|
|
Hình ảnh 2: Hoạt động làm đồ dùng dạy học môn Khoa học |
Nội dung thứ ba trong khóa tập huấn là tìm hiểu về chương trình giáo dục môn Toán do cô Kim Eun Ju giảng dạy. Nội dung môn Toán gồm 3 phần: mục tiêu môn Toán; hệ thống nội dung môn Toán; phương pháp đánh giá môn Toán. Cụ thể nội dung của môn Toán như sau:
- Mục tiêu của môn Toán là tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh dưới góc nhìn của toán học, hiểu các khái niệm cơ bản của toán học; vận dụng toán học trong giao tiếp, xử lí thông tin, giải quyết vấn đề để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tế một cách hợp lí và sang tạo; Trau dồi thái độ học tập toán học đúng đắn qua những trải nghiệm thú vị và thành công trong quá trình học tập toán học. Mục tiêu của môn Toán học được chia theo từng cấp học: Tiểu học (lớp 1-6), trung học cơ sở ( lớp 7-9), trung học phổ thông (lớp 10-12). Mỗi cấp học mục tiêu được chia nhỏ và mở rộng ra trong toàn xã hội. Nội dung ở mỗi cấp dựa trên các nội dung cơ bản và mở rộng nó ngày càng nhiều và khó hơn. Và mục đích lớn nhất của môn toán học là nuôi dưỡng học sinh trở thành người có ích cho Xã hội.
- Hệ thống nội dung môn Toán học được chia làm 5 nội dung chính: Số và phép tính, Hình, Đo lường, Tính quy luật, Dữ liệu và xác suất. Mỗi nội dung đều được ghi cụ thể, rõ ràng, phân tầng mức độ từ dễ đến khó, từ thấp đến cao của mục tiêu chung, nội dung học tập cho từng lớp học, cấp học. Nhìn vào các bảng giáo viên dễ dàng so sánh được sự giống và khác nhau giữa các cấp học.
- Phương pháp đánh giá được dựa trên năng lực của học sinh và diễn ra thường xuyên, liên tục, đánh giá trong cả quá trình học tập, học sinh giải quyết vấn đề; đánh giá trên kế quả của học sinh và cả của giáo viên trong thiết kế bài học, quá trình triển khai lớp học,…;sử dụng các phương pháp đánh giá đa dạng như quan sát, hồ sơ thành tích…để đánh giá linh hoạt theo từng học sinh và nội dung học.
|
|
Hình ảnh 3 Hoạt động làm đồ dùng dạy học môn Toán |
Nội dung cuối cùng của khóa tập huấn là tìm hiểu về nội dung môn Mĩ thuật. Nội dung môn Mĩ thuật được trình bày bởi cô Kim Eun Ju. Môn Mĩ thuật gồm 4 nội dung chính: Đặc điểm; mục tiêu; hệ thống nội dung và đánh giá môn Mĩ thuật. Nội dung cụ thể môn Mĩ thuật được cô Kim Eun Ju trình bày như sau:
- Đặc điểm môn Mĩ thuật chính là việc giáo dục nhân cách, trau dồi kĩ năng sống; trau dồi khả năng cảm thụ văn hóa; định hướng nghề nghiệp; phát triển kỹ năng cốt lõi phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ; phát triển năng lực giao tiếp hình ảnh; năng lực sáng tạo tổng hợp cho học sinh đặc biệt.
- Mục tiêu môn Mĩ thuật: Giúp học sinh trở thành con người toàn diện có thể thưởng thức nghệ thuật và văn hóa trong cuộc sống. Mục tiêu được phân theo từng cấp học và được ví như sự phát triển của một cái cây, các mục tiêu được sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao, phát triển theo trình tự: Cấp tiểu học - cấp độ giao mầm; Cấp THCS - cấp độ nảy mầm và ra lá; Cấp THPT- cấp độ cây mọc cao.
- Hệ thống nội dung môn Mĩ thuật bao gồm các lĩnh vực: trải nghiệm; biểu đạt, cảm thụ. Các khái niệm cốt lõi: nhận biết; giao tiếp; quan hệ; tư tưởng; vận động; cảm thụ thẩm mỹ. Kỹ năng: kết nối giao tiếp; vận dụng; hiểu khám phá phân biệt; sáng tạo; tìm kiếm; so sánh; cảm thụ; tham gia; thể hiện.
- Đánh giá môn Mĩ thuật: Kế hoạch đánh giá được xác định thông qua các hoạt động thực hành dựa trên năng lực của học sinh. Trong quá trình đánh giá giáo viên cần xem xét mức độ phát triển và mức độ khuyết tật của học sinh, đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của học sinh thường xuyên.
|
|
Hình ảnh 4: hoạt động hoạc tập môn Mĩ thuật |
Những nội dung, kiến thức thầy cô mang lại trong khóa tập huấn đã giúp đội ngũ giáo viên NCSE thêm nhiều kiến thức bổ ích. Mỗi buổi học là một trải nghiệm thú vị với các nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức đa dạng. Bên cạnh được học hỏi các kiến thức về các môn học Toán, Khoa học, Mĩ thuật các giáo viên còn có cơ hội được trải nghiệm làm đồ dùng học tập, xem video giảng dạy tại các lớp học chuyên biệt của Hàn Quốc. Giáo viên NCSE được thực hành giảng dạy nội dung các môn học và nhận được sự góp ý của các thầy cô. Khóa tập huấn mở ra nhiều chân trời tri thức mới, mang tới nhiều ý tưởng sáng tạo trong quá trình giảng dạy học sinh đặc biệt tại trung tâm NCSE. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tổ chức KOICA, tổ chức Angles’ Haven, trường đại học Konyang và trung tâm NCSE đã giúp đội ngũ giáo viên NCSE có cơ hội học tập và nâng cao năng lực bản thân trong quá trình tham gia dự án.
Nhóm GV Phòng Thực nghiệm GD ĐB