- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trường Quốc tế Hàn Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ Hội thảo khoa học thường niên 2024 “Giáo dục trong thế giới số”
- HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHIỆM VỤ THEO CHỨC NĂNG NĂM 2024
- Hội thảo khoa học thường niên 2024 với chủ đề “Giáo dục trong thế giới số”
- THÔNG TIN VỀ RÀ SOÁT HỒ SƠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ LẬP MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI BÌNH PHƯỚC
- 254
- 3,394
- 22,022
- 144,611
- 2,199,715
Chuyên đề 2: Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đặc biệt
17 tháng 11/2021
Tiến sĩ Chih-Kang-Yang đã tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Khoa học ngành Khoa học Máy tính tại trường University of Colorrado Boulder vào năm 1993. Sau đó ông tiếp tục theo đuổi và tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Khoa học ngành Giáo dục Đặc biệt tại Pittsburg State University năm 1995. Vào năm 2000 ông lấy bằng Tiến sĩ ngành Giáo dục đặc biệt và Rối loạn giao tiếp tại trường University of Nebraska Lincoln. Tiến sĩ Chih-Kang-Yang làm việc và giảng dạy tại khoa Giáo dục đặc biệt tại trường National Donghwa Univerisity từ năm 2000 đến nay. Ông đặc biệt quan đến các lĩnh vực như công nghệ hỗ trợ, giao tiếp tăng cường và thay thế, rối loạn giao tiếp, xây dựng môi trường dễ tiếp cận. Trước đó, Tiến sĩ Chih-Kang-Yang là giáo sư trợ lý tại khoa Giáo dục Đặc biệt tại trường National Donghwa University và được phong hàm Phó Giáo sư năm 2018.
Bài trình bày của Tiến sĩ Chih-Kang-Yang tại Hội thảo tập trung vào các vấn đề: đội ngũ chuyên môn thực hiện giáo dục hòa nhập, mô hình vận hành công nghệ hỗ trợ cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường hòa nhập và xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập không rào cản để đảm bảo trẻ có nhu cầu đặc biệt được giáo dục công bằng, hiệu quả tại Đài Loan.
Tiến sĩ Đinh Nguyễn Trang Thu đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục Đặc biệt. Hiện nay bà là Phó trưởng khoa, Khoa Giáo dục Đặc biệt, trường ĐHSP Hà Nội. Từ 2005 – 2009, Bà là Học viên Thực tập sinh và Cao học của Khoa Giáo dục, trường Đại học Shiga, Nhật Bản. Từ 2003 – 2012, bà là giảng viên của Khoa Giáo dục Đặc biệt, trường ĐHSP Hà Nội. Từ 2013 – 2021, bà là giảng viên, tổ trưởng bộ môn của khó. Từ tháng 1/2021 đến nay, bà là Phó trưởng khoa, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường ĐHSP Hà Nội.
Bà đã có nhiều cuốn sách, bài báo khoa học quốc tế và quốc gia về các lĩnh vực trong Giáo dục Đặc biệt và Bà cũng đã là thư kí, thành viên chính của nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Thành phố. Hướng nghiên cứu chính của bà là: Giáo dục hoà nhập, chẩn đoán và đánh giá trẻ rối loạn phát triển và giáo dục học tiểu học.
Trong Hội thảo này, bà và cộng sự sẽ tập trung vào các vấn đề thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục đặc biệt cũng như đề xuất định hướng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục đặc biệt trong bối cảnh công nghệ 4.0 để đáp ứng được nhu cầu nhân lực của của ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.
TS. Nguyễn Văn Hưng đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục Đặc biệt. Hiện nay ông là Trưởng phòng Dịch vụ GDĐB, TT Giáo dục đặc biệt Quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Từ 2005 – 2012, ông là Giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Từ 2012 đến nay, ông là nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính của, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Ông đã có nhiều bài báo khoa học quốc tế và quốc gia về các lĩnh vực trong giáo dục đặc biệt và ông cũng đã là chủ nhiệm, thành viên chính của nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Thành phố. Hướng nghiên cứu chính của ông là: (1) Nghiên cứu về các mô hình giáo dục cho học sinh khuyết tật; (2) Nghiên cứu về chương trình giáo dục, học liệu giáo dục cho học sinh khuyết tật; (3) Nghiên cứu về chính sách giáo dục cho học sinh khuyết tật; (4) Nghiên cứu sâu về giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ; (5) Nghiên cứu về sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá học sinh khuyết tật.
Trong Hội thảo này, TS. Đinh Nguyễn Trang Thu và TS. Nguyễn Văn Hưng sẽ tập trung vào các vấn đề thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục đặc biệt cũng như đề xuất định hướng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục đặc biệt trong bối cảnh công nghệ 4.0 để đáp ứng được nhu cầu nhân lực của của ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.
Tg: Th.S Phạm Thị Trang