Đào tạo phát triển chương trình khoa học dành cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt của Hàn Quốc

14 tháng 11/2021

Ngày 11/11/2021, TS. Lee Sook Jung, Khoa Giáo dục Đặc biệt, trường Đại học Dankook, giảng viên giảng dạy môn Khoa học thuộc Chương trình giáo dục cơ bản của Hàn Quốc đã có buổi chia sẻ về chương trình khoa học dành cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt của Hàn Quốc trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực về giáo dục đặc biệt của Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia" giữa Viện Khoa học Giáo Việt Nam và Tổ chức Angel's Haven (Hàn Quốc). 

 Media/1_TH1058/Images/59245d12-7/t3png.png

Trong buổi chia sẻ, TS. Lee Sook Jung đã đề cập 2 vấn đề trọng tâm trong môn Khoa học: 1) Mô hình dạy và học tập môn Khoa học 2) Đặc điểm của môn Khoa học trong chương trình cơ bản – giáo dục đặc biệt;

Tại Hàn Quốc, môn Khoa học áp dụng 3 mô hình dạy và học sau:

 

Media/1_TH1058/Images/f9f3b3a4-8/t2png.png

Tại Hàn Quốc, trong chương trình Giáo dục cơ bản dành cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó lớp 1 – 2, nội dung khoa học được triển khai trong phần “sống thông thái” của môn Tích hợp, Khoa học được xem như một trong các môn học chính. Theo chương trình này, Khoa học là khả năng có thể vận dụng, tích hợp những gì bản thân được học tập hoặc trải nghiệm trong các hiện tượng đa dạng, tạo ra kết quả hoặc ý tưởng có ý nghĩa để giải quyết các tình huống và vấn đề mà bản thân phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Mục đích của Khoa học là nhằm mô tả các hiện tượng tự nhiên một cách khách quan, chính xác và có hệ thống; giải thích các hiện tượng tự nhiên dưới hình thức khái niệm; nắm bắt các hiện tượng tự nhiên; dự báo các hiện tượng tự nhiên và kiểm soát các hiện tượng tự nhiên.

Mục tiêu chung của môn Khoa học là dựa trên sự hứng thú và tò mò về các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh, học sinh hiểu được các khái niệm khoa học cơ bản và phát triển năng lực tìm hiểu khám phá khoa học, từ đó trau dồi được các kiến thức khoa học nền tảng giúp giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống hằng ngày.

Nội dung của môn Khoa học được hệ thống hóa một cách có liên kết giữa các khối lớp và giữa các chủ đề. Các chủ đề gồm: chủ đề về “chất”, quan sát các vật thể khác nhau trong cuộc sống xung quanh và tìm hiểu khám phá các thuộc tính và sự thay đổi của chúng; chủ đề về “năng lượng”, tìm hiểu khám phá về các chủng loại và tính chất của các năng lượng khác nhau cùng sự chuyển động và thay đồi của chúng được quan sát hay sử dụng trong cuộc sống hằng ngày; chủ đề về “cơ thể người” và “động vật, thực vật”, học về cấu trúc và chức năng của động vật, thực vật và cơ thể người, khám phá về quá trình sinh trưởng phát triển của chúng trong hệ sinh thái; chủ đề về “trái đất và vũ trụ”, tìm hiểu khám phá về môi trường tự nhiên của trái đất, vũ trụ và mối quan hệ với chúng và cuộc sống.

Nội dung môn học có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình nghiên cứu và mô hình giảng dạy theo sơ đồ sau:

 

Media/1_TH1058/Images/4ca1d3dd-9/t1png.png

Trong đó: Quá trình nghiên cứu cơ bản được coi là một quá trình tìm hiểu phù hợp với các lớp dưới của trường tiểu học hoặc dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Quá trình nghiên cứu cơ bản bao gồm năm bước. Quan sát, đo lường, phân loại, dự đoán, suy luận. Quan sát không chỉ là nhìn bằng mắt mà còn phải dùng ngũ quan như tai, mũi, miệng để quan sát. Quá trình nghiên cứu tích hợp là quá trình dành cho học sinh từ các lớp trên của trường tiểu học trở lên, để thực hiện một quá trình khám phá thí nghiệm phức tạp hơn.

Sau quá trình chia sẻ, nhiều câu hỏi đã được đặt ra khi đứng trước thách thức phát triển chương trình khoa học dành cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt Việt Nam như: Chương trình khoa học trong chương trình cơ bản được xây dựng dựa trên cơ sở nào? Tiếp cận ở mức độ nào so với chương trình chung của Hàn Quốc? Vì sao chương trình môn khoa học lại được chia theo nhóm lớp: 3 – 4 và 5-6, điểm khác biệt ở các nhóm lớp là gì về mặt bản chất, cấu trúc chương trình? Chương trình trọng tâm vào phát triển cho học sinh khuyết tật trí tuệ, vậy khi dạy môn học này cho học sinh ở các dạng khuyết tật khác được thực hiện như thế nào? Quá trình nghiên cứu cơ bản dành cho nhóm lớp thấp và khuyết tật trí tuệ, quá trình nghiên cứu tích hợp được sử dụng nhiều hơn cho nhớm lớn hơn. Tuy nhiên, có những học sinh chỉ đáp ứng được quá trình nghiên cứu cơ bản dù học ở lớp lớn thì học sinh sẽ học theo quy trình cơ bản hay quy trình tích hợp.

Ths. Trần Thị Thư

 

 

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới