MỞ RỘNG HỢP TÁC GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

18 tháng 08/2022

MỞ RỘNG HỢP TÁC GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Sau 8 ngày làm việc trong chuyến tham quan mô hình và trao đổi về giáo dục đặc biệt tại Hàn Quốc do TS. Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm trưởng đoàn, đoàn thăm quan đã có những trải nghiệm, có cái nhìn tổng quan về giáo dục đặc biệt Hàn Quốc đồng thời mở ra những định hướng mới trong nghiên cứu phát triển giáo dục đặc biệt Việt Nam, thúc đẩy quan hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc về giáo dục đặc biệt.

Phát biểu tại các cuộc gặp, TS. Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh việc Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu thiên niên kỉ - SDG4 về đảm bảo Quyền được học tập của trẻ em khuyết tật. TS cũng tin tưởng rằng, với tình hữu nghị nhiều năm, nhiều điểm tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt là những thành công và kinh nghiệm về thực hiện giáo dục đặc biệt tại Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt Việt Nam. TS. bày tỏ sự cảm ơn đến Viện trưởng Viện Giáo dục Đặc biệt Hàn Quốc đã đề nghị kí biên bản ghi nhớ hợp tác và hỗ trợ Việt Nam về giáo dục đặc biệt trong thời gian tới.

Media/1_TH1058/Images/a2212993-e/11.png

Trong chuyến tham quan này, đoàn giáo dục đặc biệt Việt Nam đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo Hàn Quốc, Viện Giáo dục Đặc biệt Quốc gia Hàn Quốc, các trường Đại học: Konyang, Daegu, Nazanere, Baekseok; Sở Giáo dục Tp. Sejong; Các trường chuyên biệt:  Hangil, Nuri. Từ các báo cáo tại Hàn Quốc cho thấy:

  1. Hàn Quốc đã có hệ thống chính sách về giáo dục đặc biệt như: đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng và công bằng, thúc đẩy giáo dục hòa nhập, hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến GDĐB, hỗ trợ giáo dục lưu động, hỗ trợ hoạt động văn hóa văn nghệ và thể thao, hỗ trợ giáo dục định hướng nghề nghiệp… Luật giáo dục đặc biệt được sửa đổi theo chu kì 5 năm và tương ứng là kế hoạch 5 năm, hiện HQ đang xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ 6 với trọng điểm: thay đổi nhận thức của người dân về người khuyết tật; cải thiện môi trường giáo dục hòa nhập; nâng cao năng lực giáo dục đặc biệt cho giáo viên cũng như nhà nghiên cứu; trọng tâm giáo dục suốt đời cho người khuyết tật; thực hiện giáo dục người khuyết tật phù hợp với từng mô hình, từng đối tượng ở từng giai đoạn.
  2. Hàn Quốc có 1 quy trình hỗ trợ giáo dục đặc biệt chặt chẽ với 3 bước: 1) Yêu cầu và tiến hành xem xét; 2) Chuẩn đoán và đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, nhận thức được tính phù hợp của giáo dục đặc biệt; 3) Chọn đối tượng cần giáo dục đặc biệt và sắp xếp, tiến hành chương trình giáo dục cá nhân.
  3. 75% học sinh khuyết tật đang học hòa nhập trong các trường phổ thông trong tổng số hơn 103,000 học sinh khuyết tật. Số lượng trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm số lượng lớn nhất (51,8%), lớp học đặc biệt đang chiếm phần lớn (55,9%) trong giáo dục đặc biệt và đang có xu hướng gia tăng, giáo dục bắt buộc ở Hàn Quốc từ mẫu giáo tới trung học phổ thông (THPT), do đó, học sinh khuyết tật được học tập miễn phí cho đến hết THPT.
  4. Hàn Quốc hiện đang triển khai 4 chương trình giáo dục học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt theo học: Chương trình mầm non (Chương trình Nuri (3-4-5 tuổi), Chương trình chung (Điều chỉnh lại từ chương trình giáo dục phổ thông ở cấp Tiểu học – THCS với các môn Tiếng Hàn, tiếng Anh và Thể chất), Chương trình định hướng lựa chọn (Chương trình giáo dục nghề nghiệp dành ở cấp THPT được xây dựng và triển khai dựa trên tính phổ quát của chương trình phổ thông cấp THPT) và chương trình cơ bản (chương trình được xây dựng và triển khai dành cho các học sinh gặp khó khăn trong việc áp dụng chương trình giáo dục chung và chương trình giáo dục định hướng lựa chọn, áp dụng từ Tiểu học - THPT). Hàn Quốc hiện đang sử dụng chương trình sửa đổi lần cuối năm 2015 và đang tiến hành sửa đổi chương trình năm 2022 (Nghiên cứu phát triển chương trình tổng thể chương trình giáo dục đặc biệt sửa đổi năm 2022 – Viện Giáo dục Đặc biệt Quốc gia).
  5. Tại một số trường đại học đang triển khai các chương trình học THPT (chưa cấp bằng) và đại học (cấp bằng) cho học sinh rối loạn phát triển như:
  • Trường đại học Daegu: năm 2022 thành lập Trung tâm K-PACE (Korea-Professional Assistant Center for Education) ứng dụng chương trình PACE thông qua hợp tác với đại học quốc gia Louis, Hoa Kỳ. Trung tâm Pace thực hiện giáo dục bậc trung học phổ thông cho người rối loạn phát triển. Chương trình bao gồm các môn học: kĩ năng giao tiếp, giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp, kĩ năng sống để nhằm giúp người rối loạn phát triển có thê sống tự lập. Chương trình được dạy trong 3 năm và không cấp bằng. Trong năm học tới Đại học Daegu có kế hoạch mở khoa Ứng dụng khoa học giáo dục đặc biệt để chào đón học sinh của K-PACE học ở bậc đại học với nội dung chủ yếu là đào tạo sáng tạo công nghệ và sáng tạo nghệ thuật dành cho tương lai.
  • Trường Đại học Nazarene: Là trường đại học duy nhất hiện nay tại Hàn Quốc có chương trình cấp bằng chính quy giáo dục đại học cho người rối loạn phát triển. Là một trường đại học đảm bảo giáo dục cho sinh viên rối loạn phát triển có thể trở thành một người lao động có một nghề nghiệp tạo ra thu nhập và có khả năng sống độc lập.
  1. Các trường chuyên biệt tại Hàn Quốc cung cấp các lớp học lấy cuộc sống của học sinh khuyết tật làm trọng tâm để học sinh có hy vọng vào tương lai, để phát triển tính tự lập, hợp tác và quan tâm, mở rộng năng khiếu và tố chất thông qua cải thiện các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và tăng cường thể lực cho học sinh. Các trường chuyên biệt đa dạng về mô hình phát triển. Ví dụ: Trường chuyên biệt Nuri là trường dành cho trẻ ở bậc học mầm non đến THPT, độ tuổi từ 0 - 23 với hoạt động giảng dạy trọng điểm theo từng cấp học: mầm non – chương trình giáo dục sinh thái trải nghiệm; tiểu học – tổ chức trường học tập trung vào hoạt động trò chơi; THCS: Tổ chức học kì học tự do và THPT – tổ chức học xoay quanh đào tạo nghề. Trường chuyên biệt Hangil trọng tâm vào hướng nghiệp và dạy nghề, trường dành cho học sinh từ THCS, 100% học sinh ra trường đều có việc làm.

              Kết thúc chuyến thăm tốt đẹp, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục đặc biệt Hàn Quốc đồng thời là chuyên gia cao cấp của dự án “Nâng cao năng lực về giáo dục đặc biệt cho Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia, Việt Nam” được hỗ trợ bởi KOICA, tổ chức Angles, GS. Lee Pi Sang nhấn mạnh: Hàn Quốc mong muốn có thể thúc đẩy hỗ trợ giáo dục đặc biệt Việt Nam theo một kế hoạch dài hạn từ 10 – 15 năm.

Media/1_TH1058/Images/12.png

              Về phía các nhà chuyên môn, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia Việt Nam đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo đoàn Việt Nam, các đơn vị tại Hàn Quốc đồng thời cam kết về việc thúc đẩy sớm chuẩn bị nội dung cho biên bản ghi nhớ hợp tác về giáo dục đặc biệt giữa Viện Giáo dục Đặc biệt Quốc gia Hàn Quốc và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

                                                                                  Ths. Trần Thị Thư

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới