DANH MỤC CHÍNH
THÔNG BÁO
- Buổi gặp mặt Quỹ Toàn cầu dành cho Trẻ khiếm thính, học viên và cha mẹ trẻ khiếm thính tại Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia
- KỶ NIỆM NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 TẶNG QUÀ CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI HƯNG YÊN
- CHÀO MỪNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4 “Tôn vinh nghị lực – Thúc đẩy hòa nhập – Hành động vì một xã hội không rào cản”
- THÔNG TIN HỌC SINH KHUYẾT TẬT CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI HÒA BÌNH ĐƯỢC HỖ TRỢ TỪ QUỸ THIỆN TÂM
- Khánh thành nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo của LEGO tại Bình Dương
- Hãy chung tay vì một cộng đồng thân thiện với Người tự kỉ
Thống kê truy cập
- 1,996
- 306
- 20,420
- 78,252
- 3,967,006
Nâng cao nhận thức cộng đồng về Rối loạn phổ tự kỷ
13 tháng 04/2021
Ngày 02 tháng 4 hàng năm được Liên Hiệp Quốc chọn là ngày “Thế giới nhận thức về tự kỉ” nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng cho những người mang khuyết tật này.
Tỉ lệ mắc tự kỉ
- Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) đưa ra ước tính về tỉ lệ trẻ mắc tự kỉ như sau: Năm 2014 là 1/166. Năm 2010 là 1/110. Năm 2016 là 1/68. Năm 2018 là 1/59. Năm 2020 là 1/54. Như vậy, đối tượng trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) đang ngày càng tăng lên và tăng rất nhanh.
- Theo số liệu năm 2016:
+ Trong 34 bé trai có 1 bé được xác định mắc chứng tự kỉ
+ Trong 144 bé gái có 1 bé được xác định mắc chứng tự kỉ
Như vậy, tỉ lệ bé trai gấp 4 lần tỉ lệ bé gái.
- Hầu hết trẻ em vẫn được chẩn đoán sau 4 tuổi, mặc dù tự kỉ có thể được chẩn đoán một cách đáng tin cậy ngay từ khi 2 tuổi.
- Tự kỉ ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân tộc và kinh tế xã hội.
- Can thiệp sớm mang lại cơ hội tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh và mang lại lợi ích trong suốt cuộc đời.
Nguyên nhân
- Nghiên cứu chỉ ra rằng di truyền có liên quan đến phần lớn các trường hợp mắc rối loạn phổ tự kỉ.
- Trẻ em sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi có nguy cơ mắc tự kỉ cao hơn.
- Các cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỉ có từ 2% đến 18% khả năng sinh con thứ hai cũng bị ảnh hưởng.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong số các cặp song sinh cùng trứng, nếu một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ, thì đứa trẻ kia cũng sẽ bị ảnh hưởng khoảng 36 - 95%. Ở những cặp song sinh khác trứng, nếu một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ, thì đứa trẻ kia sẽ bị ảnh hưởng khoảng 31%.
Những con số
- 31 % trẻ em mắc chứng tự kỉ có kèm khuyết tật trí tuệ (chỉ số thông minh IQ<70), 25% ở mức ranh giới (IQ<71-85) và 44% có điểm IQ ở mức trung bình đến trên trung bình (tức là IQ>85).
- Ước tính có khoảng 40% người mắc chứng tự kỉ không có ngôn ngữ lời nói.
- Gần 2/3 trẻ tự kỉ trong độ tuổi 6 đến 15 từng bị bắt nạt.
- Gần 28% trẻ 8 tuổi mắc tự kỉ có hành vi tự gây thương tích cho bản thân: đập đầu, cắn tay và cào xước da là những hành vi phổ biến nhất.
- Đuối nước vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với trẻ em mắc chứng tự kỉ và chiếm khoảng 90% số ca tử vong liên quan đến việc lang thang hoặc bắt cóc ở những người từ 14 tuổi trở xuống.
Can thiệp và hỗ trợ
- Can thiệp sớm có thể cải thiện kĩ năng học tập, giao tiếp và xã hội, cũng như sự phát triển cơ bản của não bộ.
- Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) và các liệu pháp dựa trên nguyên tắc của nó là những can thiệp hành vi được nghiên cứu và sử dụng phổ biến nhất cho chứng tự kỉ.
- Nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi chứng tự kỉ cũng được hưởng lợi từ các biện pháp can thiệp khác như liệu pháp ngôn ngữ và vận động.
Nguồn tham khảo: