Toạ đàm về chương trình giáo dục phổ thông mới 2018

19 tháng 10/2021

Thứ 6, ngày 15/10/2021, buổi toạ đàm chuyên sâu về chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với chủ đề “Đổi mới và thách thức” đã được triển khai tại trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia.

Diễn giả trình bày chính trong buổi toạ đàm là PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng, nguyên Điều phối viên chính, Ban Phát triển Chương trình GDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng cũng là đổng chủ biên kiêm chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 và lớp 2; tổng chủ biên sách giáo khoa Ngữ văn 6; tổng chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 3 và sách giáo khoa Ngữ văn 7, 10 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

 

Media/1_TH1058/Images/3b88ce10-5/h3png.png

Trong buổi tạo đàm, PGS. TS. Bùi Mạnh Hùng đã chia sẻ với nhóm nghiên cứu viên và giáo viên tại trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc Gia các vấn đề khái quát và cốt lõi liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa đi kèm: những điểm mới của chương trình phổng thông 2018 so với chương trình trước đó, mục tiêu chung của chương trình, những phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh, định hướng phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục và mô hình chương trình môn học. Dưới đây là một số nội dung sơ lược trong bài trình bày của ông:

Từ năm 2018, chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước và những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hóa Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.

 

Media/1_TH1058/Images/a92cca92-7/h2png.png

Đặc điểm bao trùm chương trình xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực là việc thực sự chú ý, quan tâm đến tiềm năng, hứng thú và điều kiện của người học. Chương trình mới sẽ nhấn mạnh việc chuyển đổi từ học cái gì đến học sinh có thể học và làm được những gì phù hợp. Chính những điểm mới mẻ của chương trình thiết kế theo định hướng phát triển năng lực là điểm thực sự có nhiều yếu tố phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật học hòa nhập. 

 

Media/1_TH1058/Images/8119c2e3-d/h1png.png

Một số thách thức liên quan đến việc xây dựng, phát triển và sử dụng sách giáo khoa mới đã được PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng nêu ra trong buổi toạ đàm. Từ kinh nghiệm thực tế, ông chia sẻ một số phương án để khắc phục những thác thức này. Thông tin chia sẻ của ông thực sự hữu ích để nhóm nghiên cứu viên tại Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia sẽ rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển chương trình giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam trong thời gian tới.

ThS. Lê Thị Tâm

Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới