Tổng quan nghiên cứu ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong can thiệp, giáo dục trẻ có rối loạn phát triển tại một số nước Châu Âu

05 tháng 04/2022

Ứng dụng công nghệ trong phát hiện, can thiệp và giáo dục trẻ rối loạn phát triển đang trở thành xu hướng mới. Trong số các công cụ can thiệp dựa trên công nghệ, thực tế ảo có lợi thế là tạo một môi trường có thiết kế độc đáo để người dùng tham gia tối đa. Điều này cũng cho phép các em thực hành các kỹ năng trong thế giới ảo trước, trước khi áp dụng các kỹ năng có được trong thế giới thực. Môi trường ảo có thể cung cấp một cách an toàn để thực hành các kỹ năng có thể tiềm ẩn quá nhiều rủi ro trong thế giới thực. Hơn nữa, không giống tương tác giữa người với người, máy tính kiên nhẫn và nhất quán vô hạn. Ngoài ra, thế giới ảo có thể được điều chỉnh và các bài tập huấn luyện ảo có thể được lặp lại nhiều lần theo yêu cầu.

Thực tế ảo VR và thực tế ảo tăng cường AR cung cấp khả năng phù hợp với những học sinh RLPT. Những công nghệ này gần đây đã giúp giáo viên giáo dục truyền cảm hứng và cải thiện sự tương tác trong lớp học cho học sinh bằng cách làm cho việc học trở nên dễ tiếp cận, thiết thực, dễ nhớ và hấp dẫn hơn.

VR đưa người dùng vào môi trường 3D nơi họ nghe, chạm, ngửi và nếm các kích thích. Học sinh tương tác qua máy tính để bàn thông thường và phần mềm VR hoặc đeo màn hình gắn trên đầu (HMD) và găng tay dữ liệu. AR cải thiện nội dung vật lý với các hiệu ứng 3D để người dùng vẫn là người quan sát bên ngoài và nhận ra các hiệu ứng tăng cường thông qua các ứng dụng như Google Lens. Bài viết nhằm mô tả một số nghiên cứu ban đầu liên quan đến ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong can thiệp sớm, giáo dục trẻ có rối loạn phát triển.

Xem đầy đủ tài liệu tại file đính kèm

Tập tin đính kèm
Đối tác liên kết giáo dục với các trường quốc tế trên thế giới